Theo điều tra mới đây, 3 chỉ số được dùng phổ biến nhất trên thị trường tiền kỹ thuật số gồm ichimoku Cloud, chỉ báo RSI và khối lượng giao dịch. Trong đó khối lượng giao được cho là đóng vai trò quan trọng thể hiện xu hướng và mức độ quan tâm đến từng đồng tiền khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về khối lượng giao dịch.
MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH
Khối lượng giao dịch thể hiện mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến từng đồng tiền kỹ thuật số . Mối quan hệ tương đối giữa giá hiện tại và khối lượng giao dịch và vốn hóa sẽ cho biết mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến đồng tiền kỹ thuật số .
Khối lượng giao dịch lớn trong khi giá tăng là một chỉ báo tốt nhất cho thấy mức độ quan tâm đang tăng. Trong khi đó khối lượng giao dịch nhỏ đồng nghĩa với mức độ quan tâm thấp khả năng làm giả. Khối lượng giao dịch cũng thể hiện tính thanh khoản của thị trường và là yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định mua.
Đối với traders khối lượng giao dịch cao là yếu tố cần thiết do thời gian thực hiện ngắn cần có thị trường có tính thanh khoản cao. Chúng tôi khuyến cáo nhà giao dịch ngắn hạn chọn những đồng tiền có khối lượng giao dịch 24h không dưới 1 triệu USD. Ngoài ra tỷ số giữ khối lượng giao dịch 24h/mức vốn hóa thị trường cũng khá quan trọng, đối với day traders nên chọn những đồng tiền có tỷ số này lớn hơn 1%. Dưới đây là danh sách 9 đồng tiền trong top 100 có khối lượng giao dịch thấp nhất, phần lớn các đồng này niêm yết ở sàn nhỏ và có mức độ biến động lớn do khối lượng giao dịch thấp
Thông thường khối lượng giao dịch là yếu tố quan trọng để: xác nhận xu hướng, xác định thời điểm đảo chiều, và xác nhận đột phá giá.
XÁC NHẬN XU HƯỚNG GIÁ
Khối lượng giao dịch là chỉ số thứ cấp, cung cấp thêm thông tin để xác nhận xu hướng giá, nhưng không cung cấp tín hiệu giao dịch nếu chỉ có chỉ số này. Thông thường khi khối lượng giao dịch tăng mạnh theo xu hướng của giá đồng nghĩa với việc xác nhận xu hướng giá mới được hình thành.
Hình 1 dưới đây mô tả, khi khối lượng giao dịch tăng, trong khi giá giảm. Nếu bạn thực hiện short (bán khống), khối lượng giao dịch tăng sẽ xác nhận xu hướng giảm. Nếu bạn long, khối lượng giao dịch tăng khi giá giảm xác nhận bạn nên tìm điểm thoát lệnh.
Khối lượng giao dịch giảm khi giá tăng thể hiện mức độ quan tâm giảm. Giá có thể tiếp tục tăng tuy nhiên nhà đầu tư nên thận trọng trước các các điểm kháng cự khi khối lượng giảm quá mức sẽ không thể duy trì đà tăng.
Khối lượng giao dịch giảm khi giá giảm không đưa cho chúng ta nhiều thông tin, do mức độ quan tâm giảm mạnh đôi là yếu tố dễ dàng để cá mập đẩy giá xuống sâu hơn nữa để hàng.
Thông thường khối lượng giao dịch tăng sẽ xác nhận xu hướng giá nhưng khi khối lượng giao dịch tăng đột biến, thì đó là dấu hiệu giá sẽ biến động rất lớn. Dưới đây là hình ảnh Chainlink theo ngày. Khối lượng giao dịch tăng gấp 10 lần quanh ngày 25/11 đến 17/12, dấu hiệu giá sẽ tăng đột biến. từ mức đáy ngày 13/12 đến ngày 13/01, giá đã tăng gần 10 lần.
XÁC NHẬN ĐẢO CHIỀU
Khi khối lượng giao dịch đạt đỉnh thường đồng nghĩa với áp lực mua hoặc áp lực bán đã chính thức hết. Khối lượng giao dịch tăng đạt đỉnh khi giá tăng thể hiện lực mua đã hết, người mua không muốn đẩy giá lên do đó giá sẽ giảm. Khối lượng giao dịch tăng đạt đỉnh khi giá giảm thể hiện lực bán đã hết, người bán không muốn đẩy giá xuống do đó giá sẽ đảo chiều.
Ngoài ra bạn có thể chú ý sau khi khối lượng giao dịch tăng mạnh vào tháng 5, giá hồi lại một chút nhưng sau đó lại giảm nhưng khối lượng giảm đáng kể, đây là dấu hiệu áp lực đã cạn.
XÁC NHẬN ĐỘT PHÁ GIÁ
Tại các mức hỗ trợ và kháng cự, khối lượng là yêu tố quan trọng để xác nhận điểm đột phá giá.
Khi mà khối lượng tăng đột biến trên mức kháng cự hoặc dưới mức hỗ trợ thể hiện nhiều khả năng đột phá giá sẽ diễn ra.
Khi mà khối lượng giao dịch giảm hoặc không có mức tăng đột biến, nhiều khả năng đột phá giá khỏi vùng này đã thất bại.
Dưới đây là hình ảnh giá được giao dịch trong khoảng giữa mức kháng cực và mức hỗ trợ, đều thất bại đột phá do khối lượng giao dịch.
Trên thị trường một số trader chuyên nghiệp cũng sử dụng một số chỉ báo về khối lượng sau:
OBV (On Balance Volume) chỉ số này là một chí số quan trọng thể hiện sức mua và lực bán trên thị trường. Chỉ số này được phát triển vào năm 1960 Joseph Granville. Ông tin rằng khối lượng là yếu tố rất quan trọng của các thị trường, và OBV ra đời để dự kiến những động thái chính trong thị trường sẽ xảy ra dựa trên sự thay đổi về khối lượng giao dịch. khi khối lượng tăng mạnh mà giá của tài sản thay đổi không đáng kể, thì giá cuối cùng sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.
Chaikin Money Flow (CMF) đây cũng là một chỉ số được 1 số người sử dụng. Cách phân tích Chaikin Money Flow được dựa trên lý thuyết rằng sức mạnh chung của thị trường thường đi kèm với giá đóng tại nửa trên vùng cao/thấp hàng ngày khi khối lượng giao dịch tăng lên. Tương tự, sự suy yếu của thị trường thường đi đôi với giá đóng tại nửa dưới vùng range khi khối lượng suy giảm. Do đó, nếu giá liên tục đóng cửa tại nửa trên range hàng ngày cùng với khối lượng giao dịch tăng lên, chỉ báo CMF sẽ có giá trị dương, cho thấy thị trường đang mạnh mẽ. Ngược lại, nếu giá liên tục đóng cửa tại nửa dưới vùng range hàng ngày khi khối lượng tăng lên, CMF sẽ có giá trị âm, thị trường đang bị suy yếu.