Khởi đầu đầy thất bại trong năm nay của Bitcoin đã khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi nghi ngại. Một mặt, những ai chứng kiến bước nhảy vọt vào cuối năm 2017 đều hiểu tốc độ thay đổi của thị trường nhanh như thế nào, và rằng không ai muốn bị bỏ lại phía sau nếu Bitcoin đạt được những cú hích mới. Mặt khác, những lần điều chỉnh nhạy bén sau mỗi đợt tăng giá để lại ấn tượng không nhỏ trong mắt các nhà đầu tư và rất nhiều người hiện vẫn kiên nhẫn dự đoán những lần điều chỉnh giá này trước khi mua vào. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ cho các bạn thấy một bảng phân tích dữ liệu lịch sử về cách tốt nhất để đầu tư vào Bitcoin.
FOMO
FOMO, hay viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out, tâm lý sợ mình bỏ lỡ cơ hội tăng giá của tiền kỹ thuật số, đã được minh hoạn bằng sự vội vàng mua vào của các nhà đầu tư khi Bitcoin tăng giá vào cuối năm 2017. Rất nhiều nhà đầu tư còn vội vàng đến mức sử dụng vay ký quỹ hay thẻ tín dụng, điều tối kỵ khi đầu tư vào những tài sản có tính biến động cao. Nhưng thực chất FOMO xuất phát từ bản năng tâm linh sơ sơ. Nếu ai đó quan sát thấy Bitcoin tăng lên 1,000 USD mỗi phút sẽ tự nhiên sinh ra tâm lý vội vàng mà quên đi những thứ tiêu cực.
Để mô phỏng hành vi FOMO, chúng tôi sẽ sử dụng giá Bitcoin trong lịch sử kết hợp với dữ liệu xu hướng của Google. Loại dữ liệu này bắt đầu từ năm 2013, thời điểm khởi đầu thuận lợi của chúng ta, khi Bitcoin mới chỉ lên đến 100 USD, và mới bắt đầu trở nên phổ biến.
Giả sử chúng ta sẽ theo dõi hành vi FOMO của một cá nhân tên Fred. Fred mang đặc trưng hành vi của những nhà đầu tư mua vào ở giai đoạn đỉnh và sau đó vội vàng bán ra tại đáy tiếp theo.
1. Fred điên cuồng mua vào 1,000 USD Bitcoin khi giá đồng này trên thực tế và lãi suất trên dữ liệu của Google tăng trung bình hơn 30% trong 7 ngày. Giả sử Fred mua vào với giá cuối ngày.
2. Fred sẽ bán ra khi anh ta quan sát thấy giá giảm 30% so với mức giá cao nhất sau khi anh ta mua vào.
Dưới đây là kết quả đầu tư của Fred:
Mặc dù đầu tư Bitcoin từ năm 2013, Fred xoay xở lắm cũng chỉ thu hồi vẻn vẹn được 86 USD. Lưu ý rằng không phải do tâm lý FOMO ảnh hưởng đến Fred, bởi anh ta đáng lẽ ra có thể nhận được nguồn lợi khổng lồ nếu lựa chọn ôm dài hạn. Nguyên nhân chính là do lối suy nghĩ cường điệu, cùng với tính thiếu kiên nhẫn và lựa chọn bán sai thời điểm.
Mua ở vùng đáy và giữ nó.
Chúng ta vừa nhận thấy rằng mua hàng loạt cũng không phải là ý kiến hay. Vậy thì tại sao chúng ta không cân nhắc đến việc so sánh giữa cách mua thông thường và cách hold rồi chờ mua tại thời điểm đáy (buy the dip). Đặc tính của thị trường crypto là sự thay đổi. Do đó, các nhà đầu tư tin rằng luôn có một phiên điều chỉnh chính xác ở đâu đó, cho dù các nguyên tắc cơ bản có ở đâu đi chăng nữa trong suốt quá trình bull. Tiếp theo, chúng ta sẽ thử nghiệm chiến lược buy the dip và so sánh chiến lược này với chiến lược mua thông thường trước đây.
Để minh họa cho chiến lược Buy the Dip, chúng ta giả sử Dave là một tay chơi theo chiến lược này. Cũng cùng bảng dữ liệu cho ở phần trước nhưng theo nguyên tắc sau:
1. Dave lựa chọn mua tại thời điểm đáy 1,000 USD khi giá giảm dưới 70% so với mức giá trung bình trong 7 ngày vừa qua. Nhà đầu tư đầy kiên nhẫn này sẽ đợi đến phiên điều chỉnh mạnh thì mới đầu tư. Giả sử, Dave mua được ở mức giá trung bình giữa giá thấp và giá cuối ngày, do mục đích của anh ta là quan sát vào đợi thời điểm đáy.
2. Dave sẽ bán ra khi giá tăng gấp đôi so với thời điểm anh mua vào.
Dưới đây là kết quả đầu tư của Dave:
Như bạn thấy, Dave đã gặt hái được nhiều lợi nhuận hơn hẳn so với Fred, do anh ta biết kiên nhẫn, biết lựa đúng thời điểm và quan trọng là anh ta luôn trong tâm thế hold. Dường như đây là một chiến lược hoàn toàn khả thi trong bối cảnh Bitcoin không ngừng dao động? Vậy liệu chiến lược này có hơn hẳn chiến lược mua thông thường?
Để minh họa mô hình hold, chúng ta giả sử Harry là một HOLDer. Harry tin tưởng tuyệt đối vào Bitcoin và Blockchain, do đó anh ta lựa chọn đầu tư dài hơi. Năm 2013, Harry mua 7,45 Bitcoin với giá 1,000 USD và dự định sẽ bán 20% số Bitcoin vào cuối mỗi năm để lấy lời.
Dưới đây là kết quả lợi nhuận của Harry:
Như bạn đã thấy, chiến lược của Harry còn đánh bật cả Buy the Dip. Không chỉ thu về nhiều lợi nhuận, chiến lược này còn vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Không chỉ thu lời hàng năm mà Harry còn hoàn vốn nhanh chóng. Tất nhiên, Harry may mắn hơn là mua được lúc giá thấp. Nhưng kể cả khi Harry phải mua cùng mức giá như Fred mua ban đầu thì cũng chẳng hề gì, Harry vẫn kiếm được đến gần 10,000 USD.
Lời kết
Thay cho lời kết, tôi mạn phép sử dụng câu nói của nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffet:
“Thị trường là nơi chuyển tiền từ túi người thiếu kiên nhẫn sang túi người kiên nhẫn”
Mặc dù kết quả trong quá khứ không nói lên gì nhiều về hoạt động trong tương lai, nhưng qua những dữ liệu phân tích bên trên, chúng ta thấy rằng kiên nhẫn chính là điều quan trọng nhất khi đầu tư Bitcoin.
Tuy phát triển không ngừng theo thời gian nhưng chúng ta tin rằng Bitcoin vẫn là đồng có nền tảng vững chắc hơn bao giờ hết. Để đầu tư thành công vào loại tìa sản mới mẻ và đầy biến động này, chúng ta phải có thần kinh thép vượt qua mọi biến cố để đến được ngày hái trái ngọt.