Deepfake đang nhanh chóng đã làm suy yếu uy tín của nền tảng X (trước đây là Twitter), đặc biệt là trong cộng đồng tiền điện tử.
Khi dạo một vòng quanh X, thật dễ dàng để bắt gặp các video deepfake có các nhân vật nổi bật như Michael Saylor, Vitalik Buterin, Brian Armstrong hay Anatoly Ykovenko của Solana, hứa hẹn về đà tăng trưởng bùng nổ cùng các đợt airdrop tiềm năng.
Làn sóng lừa đảo bùng nổ trên X
Trọng tâm của tình trạng lộn xộn này là công nghệ đang biến những trò lừa đảo cũ thành mới: AI.
Những video deepfake này, trông rất sống động với phần lồng tiếng do AI tạo ra và hoạt ảnh phức tạp, không khác gì ảo ảnh kỹ thuật số.
Những kẻ lừa đảo đưa ra những lời hứa hẹn về tiền miễn phí, thúc giục người dùng quét mã QR hoặc nhấp vào một liên kết. Thế nhưng, cần nhớ rõ rằng, việc nhấp vào những liên kết này có thể dẫn đến thảm họa, khiến người dùng có nguy cơ mất không chỉ tài sản kỹ thuật số mà còn cả thông tin cá nhân.
Những trò lừa đảo này đang ngày càng được truyền bá rộng rãi, với một tài khoản đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem cho nội dung deepfake của nó.
Tệ hơn nữa, X dường như đang thu lợi từ những trò gian lận này, đánh dấu chúng là quảng cáo và coi chúng là hợp pháp, trong khi những lời hứa của Elon Musk về việc giải quyết thư rác dường như chỉ là những ký ức xa vời.
Làn sóng lừa đảo, cùng với hàng loạt thư rác và quảng cáo đáng ngờ, đã biến X thành một “hố bom”. Sự hỗn loạn này khác xa so với thời kỳ hoàng kim của nền tảng như một trung tâm thảo luận và kết nối của không gian tiền điện tử.
Với những tiến bộ công nghệ, như sản phẩm chuyển văn bản thành video của OpenAI, chúng ta có thể nhìn thấy sự khởi đầu của những gì có thể trở thành một vấn đề lớn trên thị trường.
Sự giao thoa giữa tiền điện tử và mạng xã hội
Sự cố này đặt ra một câu hỏi quan trọng: điều gì sẽ diễn ra tiếp theo cho mạng xã hội và cộng đồng tiền điện tử? Chúng ta có nên bắt đầu hướng tới các nền tảng thay thế hay các mạng lưới tập trung vào tiền điện tử có thể cung cấp nơi trú ẩn khỏi những trò gian lận phổ biến hay không?
Ngành công nghiệp cần khuếch đại tiếng nói của mình về vấn đề này, thúc đẩy phản hồi từ X và Musk.
Nếu cuộc chiến chống lại thư rác của Musk có thể đạt được một số thành công, tại sao ông lại không thể giải quyết vấn đề về deepfake trong không gian crypto?
Trong khi đó, sự tương tác của Elon Musk với Stephen King nêu bật vấn đề lớn hơn, với phản ứng khá thờ ơ trước những mối quan tâm chính đáng.
Nhà văn huyền thoại đã trở thành người chỉ trích gay gắt các chính sách của Musk, đặc biệt là việc chuyển hướng sang xác minh trả phí. Sự tranh cãi của King không phải về mức phí mà là về nguyên tắc của nền tảng.
Ông lập luận rằng, bản chất của mạng xã hội nằm ở khả năng cung cấp một sân chơi bình đẳng cho các cuộc thảo luận, triết lý dường như trái ngược với cách tiếp cận để kiếm tiền của Musk.
Phản ứng của Musk trước những lời chỉ trích của King là biểu tượng cho cách tiếp cận và khả năng lãnh đạo cũng như quan hệ công chúng. Ông châm biếm rằng nền tảng này cần tìm cách “thanh toán các hóa đơn” và đề nghị mô hình đăng ký $ 8 mỗi tháng cho King. Sau đó, Musk tuyên bố bản thân sẽ “đích thân” thanh toán khoản phí này cho tài khoản của King.
Mâu thuẫn giữa Musk và King lên đến một tầm cao mới khi trong một cuộc trao đổi, Musk đã cáo buộc King từ chối thừa nhận danh tính mới của X và nhất quyết gọi nó là Twitter.
Về phía crypto, các video deepfake và quảng cáo lừa đảo đang làm xói mòn niềm tin của người dùng đối với X như một nền tảng đáng tin cậy dành cho những người đam mê tiền điện tử. Và có lẽ chúng ta nên tập làm quen cũng như thích nghi với vấn nạn này trong tương lai.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Trung Quốc cảnh báo về hoạt động gây quỹ bất hợp pháp nguỵ trang dưới dạng cơ hội đầu tư crypto sinh lời
- Vitalik Buterin giới thiệu một giải pháp sáng tạo để chống lại deepfake
- DeFi mất 760 triệu đô la vì loại hình lừa đảo này
Việt Cường
Theo CryptoPolitan