Flash Crash là gì?
Những lỗi xuất phát từ con người thường gây ra những hiện tượng phi thường xảy ra trong thị trường sàn giao dịch tài sản. Tuy nhiên, đây không chỉ là lỗi của con người — ngay cả những lỗi phần mềm cũng được biết là có ảnh hưởng lớn. Trong các thị trường như thị trường tiền mã hóa, điều này được gọi là Flash Crash (Cú sụt giảm chớp nhoáng).
Một Flash Crash là một sự giảm giá nhanh, sâu và sau đó nhanh chóng phục hồi lại mức ban đầu trong vài giây hoặc vài phút. Đặc biệt hơn nữa là chúng xảy ra mà không có bất kỳ lý do có nghĩa hoặc có thể được giải thích hợp lý, tức là rất khó để xác định lý do tại sao việc giảm mạnh lại bất ngờ xảy ra.
Không giống như các chuyển động giá tăng dần và giảm dần thông thường có thể tìm thấy trong biểu đồ, Flash Crash là sự sụt giảm vượt quá giá trị thống kê trong vài phút và giá của nó gần như hoàn toàn đảo ngược, không có dấu hiệu phục hồi. Nói chung, điều này chỉ có thể xảy ra với những tài sản có khối lượng giao dịch nhỏ và xảy ra bất ngờ. Độ sâu sẽ phụ thuộc vào thị trường mà nó xảy ra. Mặc dù sự suy giảm thông thường có thể cho thấy sự phục hồi nhất định, nhưng không phải lúc nào giá cũng phục hồi lại được nhanh chóng.
Bối cảnh của thị trường
Thị trường tiền mã hóa vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Vốn hóa thị trường của toàn bộ hệ sinh thái chỉ có khoảng 120 tỷ đô la, trong khi riêng của Apple là hơn 800 tỷ đô la. Vốn hóa thị trường càng thấp, biến động càng lớn. Nếu một sàn giao dịch có dấu hiệu thanh khoản thấp, khả năng xảy ra những sự kiện Flash Crash sẽ tăng lên.
Trước khi tìm hiểu làm thế nào những sự sụt giảm đột ngột này có thể xảy ra, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu về thanh khoản. Đây là khả năng chuyển đổi loại tiền mã hóa mà bạn đã mua trên sàn giao dịch thành tiền pháp định, USDT, BTC hoặc các loại tiền mã hóa khác. Thanh khoản càng cao thì hoạt động của đường giá sẽ càng nhanh và tốt hơn. Các nền tảng có mức thanh khoản thấp làm cho việc bán những tài sản trên trở nên khó khăn hơn, với mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán ngày càng tăng.
Điều gì gây ra Flash Crash?
Có một số giả thuyết về những gì có thể gây ra Flash Crash.
Hiện tượng Fat Finger
Ethereum — 21 tháng 6 năm 2017 — Từ mở nến tại 352,45 USD đến đóng nến tại mức thấp nhất 13,88 USD.
Một Flash Crash phụ thuộc vào tính thanh khoản của sàn giao dịch, nơi người dùng cố gắng bán một khoản tiền đáng kể. Ví dụ khi các Lệnh Market Order (Mua bán theo giá thị trường) bán 10 triệu Ether thì là các Lệnh đó sẽ khớp sạch toàn bộ Sổ lệnh và do đó, Ether sẽ được bán với giá thấp hơn nhiều so với giá ban đầu. Điều này có thể được thực hiện một cách tình cờ, do đó có tên là Fat Finger.
Ngày 23/04/2019 hiện tượng này lại xảy ra trên sàn giao dịch lớn nhất thế giới là Binance, các bạn có thể xem ở đấy
Hiệu ứng Domino
Một giả thuyết khác, một số người xem đó là một hiện tượng thị trường đơn giản, liên quan đến hiệu ứng Domino gây ra hàng trăm Lệnh Stop (Lệnh dừng), Stoploss (Dừng lỗ) và Lệnh Margin (Lệnh mua bán có đòn bẩy) được khớp. Khi giá giảm đột ngột, các lệnh đó sẽ khớp hàng loạt tạo ra nhu cầu lớn đến mức đẩy giá xuống thấp hơn mức có thể hồi phục.
Cũng có những thao tác tương tự khác có thể gây ra sự cố bất ngờ giống như Flash Crash.
Thao túng giá
Một kế hoạch thao túng giá đề cập đến việc thao túng giá trị của một loại tiền tệ với mục đích tạo ra sự hoảng loạn, và sau đó họ có thể mua tài sản với giá rẻ hơn. Ví dụ, một lệnh bán lớn sẽ được đặt và làm giá giảm đột ngột từ 10% đến 20% và quan trọng là thành công trong việc thu hút sự chú ý của mọi người. Sau đó, tiền từ tài khoản được sử dụng để thực hiện một số Lệnh Limit (lệnh giới hạn) có thể nhìn thấy được trong Sổ lệnh, hiển thị Trần mua bán cho các nhà giao dịch khác. Do đó, các nhà giao dịch thấy rằng tài sản giảm 20% giá trị.
Để đảo ngược tình hình, trước tiên người thao túng sẽ phải thực hiện một bức tường bán để tiếp tục xu hướng. Vì hoảng sợ, các nhà giao dịch khác bán ra. Nói cách khác, hiệu ứng Domino này được tạo ra bởi nhưng người dùng hoảng sợ tiếp tục bán ra ở mức giá thấp, trong khi người thao túng đặt các lệnh ảo không bao giờ được khớp bởi vì khi giá đến điểm lệnh sẽ khớp, những lệnh đó lại bị hủy. Khi kẻ tấn công thấy rằng giá đã đạt đến con số mong muốn, anh ta đặt một lệnh mua lớn, loại bỏ các Tường bán để đảo ngược xu hướng và mua được với giá rẻ như mong muốn.
Ai gây ra chúng?
Câu hỏi đặt ra: một người dùng có thể tạo ra Flash Crash không? Dường như các nhà đầu tư “Cá voi” sẽ có thể làm được, vì họ có đủ tiền để tạo ra sức ảnh hưởng đủ lớn. Trước hết, hiệu ứng trên thị trường phụ thuộc vào tất cả những người tham gia. Một người dùng có thể kích hoạt hiệu ứng, nhưng kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào cách phần còn lại của thị trường phản ứng.
Flash Crash thường xảy ra, như đã đề cập ở trên, do thiếu thanh khoản, khi đó kế hoạch dễ được thực hiện hơn. Tuy nhiên, để thực sự tạo ra một cú sụt giảm dữ dội và sự phục hồi gần như tức thời, Flash Crash cần xảy ra với những loại tiền mã hóa khó thao túng hơn. Điển hình là top 20 loại tiền mã hóa, trong đó một sự tụt giảm bất ngờ sẽ thu hút sự chú ý của một lượng lớn khán giả. Trong trường hợp các đồng tiền dễ bị tổn thương nhất với vốn hóa thị trường thấp hơn, nếu gây ra sự sụt giảm mạnh, có khả năng sẽ không có ai phản ứng và chả ai muốn mua chúng.
Như vậy, đồng tiền cần được nhiều người biết đến và nằm trong top đầu của bảng xếp hạng. Có nguồn cung đang lưu thông thấp cũng sẽ tăng khả năng bị thao túng, vì điều này làm tăng thêm tính thanh khoản và giảm khối lượng.
Điều đáng chú ý là, trong một số trường hợp, các sàn giao dịch đã bị đổ lỗi rằng họ đã gây ra Flash Crash, cho dù vô ý hay bằng các cách khác.
Monero – Ví dụ điển hình
Tiền điện tử Monero — 21 tháng 12 năm 2017 — Từ mở nến tại 420,27 USD đến đóng nến tại mức thấp nhất 151,26 USD.
Monero, một dự án cũng lâu đời như Bitcoin, đã trải qua một Flash Crash trong quá khứ. Tài khoản gây ra Flash Crash, chỉ với khoảng 16,5 triệu đồng tiền đang lưu hành, có sự chấp thuận rộng rãi của những người khai thác mỏ và tạo ra 59 triệu đô la khối lượng giao dịch trong 24 giờ. Trong vài năm qua, nhiều Flash Crash nhỏ có thể được nhìn thấy trong biểu đồ. Sự kiện quan trọng nhất xảy ra vào tháng 12 năm 2017, khi XMR giảm từ khoảng 400 đô la xuống còn 150 đô la, vì vậy có thể thấy XMR — đồng tiền Monero, dễ trở thành mục tiêu cho các sự kiện Flash Crash.
Cách chống lại Flash Crash
Trong thị trường tài sản nói chung, sau sự cố Flash Crash của Dow Jones, người gây ra việc này đã bị bắt và bị truy tố vì có bằng chứng cho thấy hoạt động thao túng thị trường. Sau đó, các đội ngũ chuyên xem xét những chuyển động giá đáng ngờ đã được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, những tổ chức như SEC không kiểm soát hệ sinh thái tiền mã hóa, trừ khi họ thấy đồng tiền mã hóa đó phù hợp với định nghĩa về chứng khoán. Hiện tại, các sàn giao dịch nên tiếp tục tập trung vào khả năng bảo mật và lập ra các quy tắc đơn giản để tránh Flash Crash cũng như chống bơm thổi giá nhằm tạo sự ổn định cho thị trường, và sẽ giúp thu hút nhiều người dùng hơn vào nền tảng.
- Chỉ báo GMMA là gì ? Tại sao nó lại rất quan trọng trong trade coin ?
- 4 bài học xương máu khi đầu tư tiền ảo
SN_Nour