Mặc dù 2020 là năm quan trọng đối với không gian tiền điện tử, nhưng đã có một vài sự cố đáng chú ý. Bất chấp sự chấp nhận của thị trường chính thống ngày càng tăng đối với crypto nhưng một số chính phủ vẫn đang tạo ra nhiều chính sách kìm hãm sự đổi mới, đặt quốc gia của họ vào thế bất lợi trong nền kinh tế kỹ thuật số mới nổi.
Tài chính phi tập trung (DeFi) là một điểm đáng chú ý trong năm và phân khúc thị trường này đã không gây thất vọng, với sự tăng trưởng mạnh mẽ về đầu tư trong suốt năm 2020. Tuy nhiên, những kẻ xấu liên tục triển khai các vụ lừa đảo phức tạp, dựa vào sự cường điệu của DeFi để tấn công các nạn nhân.
Ngoài ra, một số dự án đã phải chịu các cuộc tấn công trục lợi cơ hội do khai thác khoản vay nhanh và kinh doanh chênh lệch giá, rút cạn tiền từ pool thanh khoản. Mặc dù có cơ sở để không gọi những sự kiện này là “hack”, nhưng rõ ràng nó gây thiệt hại đáng kể cho không gian khi những người tham gia đang cố gắng thực hiện mục tiêu cuối cùng là dân chủ hóa tài chính.
Đáng nói, vào năm 2020, các sàn giao dịch lưu lại số tiền đáng kể trong ví nóng dễ bị tấn công. Trong khi nạn trộm cắp giảm đáng kể thì các báo cáo về việc nền tảng bị tấn công, tiền gửi và dữ liệu của người dùng bị hút sạch là điểm đen không kém so với những năm trước, ngay cả khi tin tức như vậy hầu như không ảnh hưởng đến thị trường hiện nay.
Về các sàn giao dịch, năm 2020 sắp kết thúc nhưng một số nền tảng nổi tiếng vẫn chưa áp dụng các cải tiến về giao thức như Segregated Witness hoặc SegWit. Người dùng vẫn đang phải trả nhiều phí giao dịch hơn, trong khi một số người cho rằng các sàn tiếp tục hoạt động giống như sòng bạc altcoin.
Scam DeFi leo thang
Trở lại vào tháng 2, DeFi chuyển hướng từ một thị trường nhỏ và hướng tới việc áp dụng chính thống. Vào thời điểm đó, tổng giá trị của ETH bị khóa trên thị trường chỉ mới vượt qua cột mốc 1 tỷ đô la.
Hiện tại, tổng giá trị bị khóa trong DeFi là gần 14 tỷ đô la, với một loạt các dự án và giao thức ngày càng mở rộng, cung cấp dịch vụ đa dạng như cho vay, công cụ phái sinh và thanh toán, v.v. Trên thực tế, sự tăng trưởng của thị trường DeFi vào năm 2020 là rất lớn đến mức khối lượng giao dịch trên các ứng dụng phi tập trung tăng 1.200%, theo dữ liệu từ DappRadar.
Việc giữ chân người dùng từng là một tai ương lớn của DApp đã nhường chỗ cho sự bảo trợ nhất quán khi văn hóa DeFi “thoái hóa” vào nửa cuối năm 2020. Ngay cả các sàn giao dịch phi tập trung cũng chứng kiến khối lượng giao dịch kỷ lục, đặc biệt là trong quý thứ ba của năm.
Vào tháng 6, Compound Finance đã giới thiệu tính năng khai thác thanh khoản, mở ra cánh cổng cho yield farming (canh tác lợi nhuận). Trong khi các nhân vật đáng chú ý của DeFi triển khai dự án cố gắng kết hợp một số thị trường tài chính lại với nhau thì các giao thức ‘râu ria’ đã xuất hiện, lợi dụng sự cường điệu trong đấu trường DeFi để lừa gạt các nhà đầu tư.
Thông qua coin meme đến các vụ kéo thảm (lừa đảo) và thậm chí cả mã hợp đồng độc hại, những kẻ lừa đảo liên tục hoàn thiện chiến lược để hút nhiều tiền hơn từ những người theo đuổi lợi nhuận trong không gian DeFi. Mặt khác, các nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) chẳng hạn như Uniswap đã đạt khối lượng kỷ lục, nhưng một phần đáng kể của hoạt động giao dịch này là để hỗ trợ cho những “scamcoins” được thiết kế nhằm ăn cắp tiền từ nạn nhân.
Thật vậy, trong suốt năm, mức độ gian lận ngày càng tăng trong không gian DeFi dường như đe dọa làm lu mờ những thành tựu tiên phong trong lĩnh vực. Theo công ty tình báo blockchain CipherTrace, DeFi hiện góp phần lớn nhất vào tội phạm liên quan đến tiền điện tử, bất chấp số lượng các vụ trộm vào năm 2020 nhìn chung giảm.
Theo báo cáo của CipherTrace, tính đến tháng 11, tổng thiệt hại từ các vụ hack DeFi lên tới hơn 100 triệu đô la. Ngoài ra, 45% tất cả các vụ hack tiền điện tử trong quý đầu tiên và quý thứ hai là từ đấu trường DeFi, với tỷ lệ hiện gần hơn 50% trong nửa cuối năm. Malcolm Tan, cố vấn trưởng của dịch vụ DeFi AMM KingSwap cho biết anh thất vọng về tình hình hoạt động của những kẻ lừa đảo trong lĩnh vực này, đồng thời nói thêm:
“DeFi có tiềm năng làm rung chuyển ngành tài chính thông qua công nghệ kỹ thuật số, nhưng tiến trình của nó đang bị cản trở bởi những kẻ lừa đảo và các dự án kéo thảm gây thiệt hại tài sản cũng như niềm tin trong cộng đồng. Cho đến khi những vấn đề này được dập tắt và các nhà đầu tư cũng như người chấp nhận DeFi có thể đưa tài sản của họ vào một cách an toàn, chắc chắn hơn, ngành công nghiệp non trẻ này sẽ không thể phát triển đáng kể”.
Các cuộc tấn công cho vay nhanh và trộm cắp tiền điện tử
Là một phân khúc thị trường đang phát triển, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy một vài sai lầm trong quá trình phát triển các dự án DeFi hợp pháp đang dần trưởng thành. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên của những vụ khai thác cho vay nhanh và hình thức tấn công trục lợi cơ hội khác cũng là nguyên nhân gây lo ngại trên toàn ngành trong suốt năm qua.
Các giao thức cho vay DeFi như MakerDAO, Compound, dYdX và bZx đều bị tấn công như vậy, trong đó thực thể liên quan sử dụng nhiều lần cùng một vectơ trục lợi cơ hội nhắm vào bất kỳ trục trặc nào trong hệ thống. Lợi dụng những vấn đề như sự cố oracle giá tạm thời hoặc tắc nghẽn mạng, kẻ tấn công có thể kích hoạt buộc phải thanh lý vị thế nợ dưới thế chấp hoặc chỉ đơn giản là rút tiền từ các pool thanh khoản.
Theo CEO Piers Ridyard của DeFi lớp một Radix, lỗ hổng trong các dự án hợp pháp là một vấn đề thậm chí còn lớn hơn đối với lĩnh vực này so với những kẻ lừa đảo:
“Mặc dù rõ ràng có một số tác nhân xấu, như bất kỳ ngành nào cũng có, nhưng quan điểm của tôi là phần lớn thiệt hại do sự phức tạp cơ bản trong việc sản xuất các ứng dụng DeFi. Một sai sót nhỏ, vô tình trong mã cũng có thể gây ra sự cố dẫn đến thiệt hại hàng triệu đô la. Đây không phải là một tác nhân tồi; đó chỉ là một nhà phát triển đang cố gắng đưa sản phẩm của họ ra thị trường một cách nhanh chóng để tránh bỏ lỡ cơ hội. Nó thậm chí không phản ánh kỹ năng của bất kỳ nhà phát triển nào, chỉ là mức độ phức tạp mà họ đang đối phó”.
Vào tháng 4, nền tảng DeFi của Trung Quốc dForce đã bị tấn công 25 triệu đô la do dự án không bảo vệ được lỗ hổng ERC-777. Gần đây hơn, việc Compound Finance dựa vào nguồn cấp dữ liệu oracle giá tập trung đã khiến người dùng của họ mất khoảng 52 triệu đô la trong các khoản thanh lý Dai khi giá stablecoin này đạt mức cao hơn 30% trên Coinbase.
Ngoài các cuộc tấn công trên, nhiều vụ tấn công khác đã xảy ra trên không gian DeFi, với một số là sự kiện “thiên nga đen” và những vụ khác có nhiều khả năng lặp lại trừ khi thực hiện các bước hạn chế. Ngay cả các công ty bảo hiểm DeFi cũng không nằm ngoài tầm ngắm, trong đó người sáng lập Nexus Mutual – Hugh Karp đã mất 8 triệu đô la cho một tin tặc đáng ngờ.
Có lẽ đáng thất vọng hơn nữa là trên một số dự án như Maker và Compound, cộng đồng đã bỏ phiếu chống lại việc bồi thường cho những người dùng bị ảnh hưởng trong các sự kiện này. Vào “Thứ Năm Đen Tối” giữa tháng 3, một số chủ sở hữu kho tiền đã mất 100% tài sản thế chấp của họ do giá ETH giảm một nửa.
Các quy định về tiền điện tử cứng rắn
Trong khi năm nay chứng kiến sự tiếp tục rõ ràng hơn về quy định đối với không gian tiền điện tử, một số chính phủ đảm bảo đã tiến một bước nhưng lùi một số bước trong lĩnh vực quy định về tiền điện tử. Tại Liên minh Châu Âu, các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về Chống rửa tiền (AML) đã khiến một số sàn giao dịch buộc phải rời khỏi khu vực, do chi phí tuân thủ liên quan đến các luật này ngày càng tăng.
Ngoài ra, các quy định về stablecoin dường như là chiến trường tiếp theo của những người đề xuất tiền điện tử và các cơ quan quản lý. Hầu hết mọi tổ chức tài chính liên chính phủ lớn đều chỉ ra stablecoin là một phân khúc thị trường cần sự chú ý từ những người quản lý mạng truyền thống.
Nhằm chống lại các stablecoin do tư nhân phát hành, nhiều quốc gia hiện đang tạo ra CBDC của riêng mình. Tuy nhiên, có một điểm chung là hầu hết các loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền này không khác gì phiên bản kỹ thuật số của fiat quốc gia.
Tại Hoa Kỳ, một số đảng viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội gần đây đã tài trợ một dự luật yêu cầu các nhà phát hành stablecoin tư nhân phải có giấy phép ngân hàng. Đáp lại, nhiều người trong không gian lập luận rằng các quy định tồi tệ như vậy sẽ không khuyến khích startup, khiến lĩnh vực stablecoin chỉ có thể tiếp cận được với giới tinh hoa tài chính có thâm niên nhiều vốn.
CEO Coinbase Brian Armstrong cũng đã làm rung chuyển ngành công nghiệp tiền điện tử của Hoa Kỳ vào tháng 11 khi cáo buộc Bộ Tài chính đang mở rộng xác minh Hiểu khách hàng (KYC) đối với các ví không lưu ký (non-custody). Một số người chơi lớn ở Hoa Kỳ như Jeremy Allaire, CEO của công ty thanh toán tiền điện tử Circle đã cố gắng khuyên can Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin đừng thực hiện kế hoạch như vậy.
Bên ngoài Hoa Kỳ, Ấn Độ sẽ kết thúc năm mà không có bất kỳ quan điểm cụ thể nào về quy định. Ngoài việc Tòa án tối cao hủy bỏ lệnh cấm năm 2018 đối với các ngân hàng cung cấp dịch vụ cho các sàn giao dịch vào tháng 3, không có nhiều điểm mới để làm rõ quy định đối với lĩnh vực tiền điện tử tại đất nước này.
Kashif Raza, đồng sáng lập công ty luật tập trung vào blockchain của Ấn Độ Crypto Kanoon nhận xét việc chính phủ nước này không xây dựng được khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho lĩnh vực crypto là một nguyên nhân gây thất vọng cho các bên liên quan:
“Nhiều người ở Ấn Độ đang xem không gian này mọc lên ở ranh giới. Họ muốn tham gia nhưng lo lắng về tương lai của tiền điện tử ở Ấn Độ. Tình trạng quy định không rõ ràng tại đây đang giết chết sự đổi mới trong không gian startup vì các startup rất khó thuyết phục một nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào tiền kỹ thuật số. Với mỗi ngày trôi qua, Ấn Độ đang đánh mất một cơ hội trong không gian này”.
Các sàn giao dịch chậm áp dụng giao thức cải tiến Bitcoin
Vào tháng 7, trang web tư vấn Bitcoin Veriphi đã công bố báo cáo cho thấy bản chất không hoàn chỉnh của SegWit và việc áp dụng giao dịch theo đợt đã khiến các trader phải trả thêm hơn 500 triệu đô la phí giao dịch kể từ năm 2017. Ngoài SegWit và giao dịch theo đợt, nhiều sàn giao dịch khối lượng lớn cũng chưa cung cấp hỗ trợ các giao thức lớp hai như sidechain Liquid và Lightning Network.
Coinbase chỉ mới áp dụng giao dịch theo đợt vào tháng 3, với công ty cho biết phí người dùng sẽ giảm 50% sau động thái này. Đầu tháng 12, Kraken, một dịch vụ giao dịch tiền điện tử khác của Hoa Kỳ, đã công bố kế hoạch hỗ trợ công nghệ mở rộng Lightning Network vào năm 2021.
Các bình luận trên mạng xã hội về chủ đề này cho thấy nhiều sàn giao dịch thích trở thành “sòng bạc shitcoin” hơn là hỗ trợ những cải tiến quan trọng của Bitcoin. Tweet về vấn đề này vào đầu tháng 12, nhà phát triển “Grubles” của công ty cơ sở hạ tầng tài sản kỹ thuật số Blockstream cho biết tình hình mà các nền tảng giao dịch đang ngăn cản cải tiến của Bitcoin là “altcoiner di chuyển”. Theo Grubles, điều này được thực hiện để đẩy mọi người đến với altcoin:
“Sau đó, khi chúng ta có lớp hai, bạn sẽ không muốn thay đổi vì điều đó cũng đẩy mọi người về phía alts”.
Samson Mow, giám đốc chiến lược của Blockstream nhận định về vấn đề này:
“Hầu hết các sàn giao dịch đều quan tâm đến việc niêm yết altcoin mới để thúc đẩy khối lượng hơn là cải thiện cơ sở hạ tầng Bitcoin cho người dùng của họ. Việc tích hợp Lightning và Liquid không quá khó và CTO của Bitfinex Paolo Ardoino tuyên bố rằng anh ấy chỉ mất vài giờ để thêm Liquid nhờ sự tương đồng của nó với Bitcoin. Như với SegWit, nếu điều gì đó mang lại lợi ích cho người dùng nhưng không thúc đẩy doanh thu ngay lập tức thì điều đó sẽ bị gác sang một bên”.
Ali Beikverdi, CEO của dịch vụ triển khai sàn giao dịch bitHolla có trụ sở tại Hàn Quốc, cũng chỉ trích việc thiếu áp dụng các giao thức cải tiến Bitcoin trên diện rộng.
“Bitcoin bị mắc kẹt với cơ sở mã hiện tại và rất ít mã mới được thêm vào nó. Nhiều thay đổi mới với taproot, chữ ký schnorr và những tính năng thú vị khác vẫn chưa được thêm vào phần mềm sản xuất. Nó từng được coi là một giao thức tài chính mở để xác định tiền nhưng tốc độ thận trọng đã khiến nó trở thành một tài sản cũ chỉ dành cho đầu tư”.
Mặc dù vậy, nhìn chung, 2020 là một năm mang tính bước ngoặt đối với không gian tiền điện tử, với sự tràn ngập các khoản đầu tư của tổ chức và ngày càng có nhiều ý thức về tiền điện tử trở thành một loại tài sản trưởng thành hơn. Năm mới hứa hẹn sẽ là năm quan trọng của ngành, với DeFi và các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có thể sẽ là trọng tâm chính. Tuy nhiên, cũng cần nhớ những điểm mà ngành công nghiệp không tạo được đột phá vào năm 2020 và có lẽ nên rút ra bài học từ đó.
- Đây là 5 cổ phiếu Mỹ vượt trội hơn Bitcoin vào năm 2020
- Nền tảng DeFi 1inch.exchange phát miễn phí token cho người dùng giống như Uniswap
- Quy định đề xuất về ví tiền điện tử của FinCEN có thể giáng đòn mạnh vào DeFi
Minh Anh
Theo Cointelegraph