Phó tổng thống Kamala Harris đã công bố kế hoạch thiết lập khuôn khổ quản lý cho tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số, nhằm bảo vệ những người da đen đầu tư vào các thị trường này.
Sáng kiến là một phần trong Chương trình nghị sự Opportunity Agenda của bà, nhằm cung cấp các công cụ để phát triển kinh tế trong cộng đồng người da đen.
Như đã nêu trong chương trình nghị sự, hơn 20% người Mỹ da đen sở hữu hoặc đã sở hữu tài sản kỹ thuật số. Khuôn khổ quản lý được đề xuất nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, chủ sở hữu trong lĩnh vực này trước những rủi ro tiềm ẩn và thúc đẩy quyền tiếp cận, tham gia đổi mới tài chính một cách công bằng.
Theo kế hoạch của Phó Tổng thống, động thái này giúp giải quyết các rào cản mà những người đàn ông da đen phải đối mặt. Bằng cách đưa ra các quy định rõ ràng, chính quyền mong muốn tạo ra môi trường mà tài sản kỹ thuật số có thể đóng vai trò là phương thức khả thi giúp tăng trưởng kinh tế và hòa nhập tài chính.
Chương trình nghị sự cũng bao gồm việc cung cấp 1 triệu khoản vay lên tới $20.000 cho các doanh nhân da đen và những người khác gặp khó khăn trong việc khởi nghiệp hoặc mở rộng doanh nghiệp.
Ngoài các biện pháp quản lý, kế hoạch này còn hướng đến mục tiêu mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ ngân hàng và chấm dứt tình trạng cho vay nặng lãi. Chương trình nghị sự này hướng đến mục tiêu tạo ra bối cảnh kinh tế công bằng hơn bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng tài chính và bảo vệ người tiêu dùng.
Việc tập trung vào quy định về tiền điện tử diễn ra vào thời điểm tài sản kỹ thuật số ngày càng trở thành một phần quan trọng trong danh mục đầu tư tài chính của nhiều người Mỹ. Việc thiết lậpmôi trường quản lý minh bạch nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro như gian lận và thao túng thị trường, có thể ảnh hưởng đến các cộng đồng thiểu số không được tiếp cận với tư vấn tài chính truyền thống.
Ngoài ra, chương trình nghị sự này giải quyết vấn đề tiếp cận vốn hạn chế, vốn là rào cản quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp do người da đen làm chủ. Bằng cách cung cấp các khoản vay có thể xóa nợ và cải thiện các dịch vụ ngân hàng, kế hoạch này tìm cách phá bỏ rào cản, cải thiện kinh tế trong cộng đồng người da đen.
Cam kết của Phó Tổng thống Harris cũng công nhận tiềm năng của tài sản kỹ thuật số trong việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Bằng cách mang đến sự rõ ràng về mặt quản lý, chính quyền hy vọng sẽ thúc đẩy môi trường đầu tư và sở hữu tiền điện tử an toàn.
“Harris sẽ đảm bảo rằng chủ sở hữu và nhà đầu tư vào tài sản kỹ thuật số được hưởng lợi từ khuôn khổ quản lý”.
Kế hoạch của Phó Tổng thống Harris phản ánh chiến lược nhằm trao quyền tiếp cận kinh tế cho nam giới da đen thông qua các chính sách có mục tiêu trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng.
Bằng cách giải quyết các rào cản truyền thống và các thách thức mới nổi, chính quyền đặt mục tiêu cung cấp nguồn lực cần thiết để nam giới da đen xây dựng và đạt được sự ổn định tài chính.
Tiền điện tử ngày càng chiếm ưu thế trong cuộc đua bầu cử
Phó Tổng thống Harris chưa từng công khai đề cập đến tiền điện tử kể từ khi trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ, làm dấy lên mối lo ngại về lập trường của bà. Tuy nhiên, tại một buổi gây quỹ ở Thành phố New York, bà đã cam kết khuyến khích các công nghệ tiên tiến như tài sản kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư. Đây là lần đầu tiên bà công khai thừa nhận lĩnh vực này, báo hiệu sự thay đổi tiềm tàng trong cách tiếp cận của bà đối với đổi mới tài chính.
Các nhà phân tích tại VanEck cho rằng nhiệm kỳ tổng thống của Harris có thể có lợi hơn cho Bitcoin so với nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống Donald Trump. Họ lập luận rằng sự lãnh đạo của bà có thể đẩy nhanh việc áp dụng Bitcoin, đặc biệt là với các quy định rõ ràng hơn, cho phép Bitcoin vượt qua các tài sản kỹ thuật số khác.
Mặc dù vậy, một số người trong cộng đồng crypto đã chỉ trích Harris vì trước đây đã bỏ qua tài sản kỹ thuật số khỏi các tuyên bố chính sách.
Alexander Grieve của Paradigm lưu ý rằng mặc dù Harris có thể tham khảo “các ngành công nghiệp tiên tiến khác”, nhưng vẫn còn khó khăn để thuyết phục các bên liên quan đến tiền điện tử rằng chính quyền của bà sẽ không tiếp tục cách tiếp cận quản lý nghiêm ngặt của chính quyền hiện tại.
Tổng giám đốc điều hành Circle, Jeremy Allaire, bày tỏ sự lạc quan về sự tham gia của Harris vào ngành công nghiệp crypto. Ông đề cập rằng, Harris đang tích cực làm việc để hiểu các chính sách liên quan đến tiền điện tử, nhấn mạnh đến cuộc họp bàn tròn trực tuyến gần đây có sự tham gia của các quan chức Nhà Trắng, đại diện chiến dịch, nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo ngành. Điều này cho thấy nỗ lực chung nhằm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này trước cuộc bầu cử năm 2024.
Cựu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, Vivek Ramaswamy, dự đoán Harris có thể áp dụng lập trường thuận lợi hơn đối với tiền điện tử khi cuộc bầu cử đang đến gần. Ông cho rằng bà buộc phải kết nối với số lượng người Mỹ ủng hộ tài sản kỹ thuật số, vốn đang có xu hướng tăng, để giành được phiếu bầu. Tuy nhiên,Vivek đã thách thức Harris cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về lập trường chính sách của mình, đặc biệt là về các vấn đề như quyền tự quản lý tài sản kỹ thuật số và tương lai của ban lãnh đạo SEC.
Quan điểm ủng hộ crypto của Harris vẫn trái ngược với Trump
Để đáp lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trump trong cộng đồng tiền mã hóa, đảng Dân chủ đã thành lập nhóm vận động có tên là “Crypto for Harris”. Nhóm này nhằm mục đích giới thiệu Harris là “ứng cử viên vô địch” của cộng đồng crypto, tổ chức các sự kiện có sự tham gia của những nhân vật nổi tiếng như Mark Cuban và Anthony Scaramucci.
Trump thường xuyên nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với Bitcoin và ngành công nghiệp tiền điện tử nói chung, cam kết biến nước Mỹ thành “thủ đô crypto và Bitcoin của thế giới”. Ông cũng tiết lộ kế hoạch thành lập ủy ban chính phủ do Elon Musk đứng đầu để hợp lý hóa các hoạt động của liên bang. Musk đã xác nhận rằng ông sẵn sàng chấp nhận vai trò này nếu Trump tái đắc cử.
Trump còn tuyên bố sẽ biến Hoa Kỳ thành cường quốc khai thác Bitcoin bằng cách đảm bảo quyền tiếp cận điện giá rẻ, nhấn mạnh tầm quan trọng của crypto trong địa chính trị. Ông hứa sẽ sa thải Chủ tịch SEC, Gary Gensler, ngay ngày đầu nhậm chức và bổ nhiệm nhà lãnh đạo mới ủng hộ sự đổi mới. Ngoài ra, ông cam kết không bán khoảng 200.000 Bitcoin do chính phủ Hoa Kỳ nắm giữ, duy trì nó như một khoản dự trữ chiến lược.
Khi cuộc bầu cử đang đến gần, cả hai ứng cử viên đều nhấn mạnh lập trường của họ về tài sản kỹ thuật số, công nhận vai trò quan trọng của tiền điện tử trong bối cảnh tài chính hiện đại. Những tuyên bố gần đây và nỗ lực vận động tranh cử của Harris cho thấy sự thừa nhận về tầm quan trọng của ngành đối với hệ thống tài chính truyền thống, trong khi sự ủng hộ của Trump tiếp tục được holder Bitcoin và tiền điện tử hưởng ứng.
Việc đưa quy định về tiền điện tử vào chương trình nghị sự của Harris là sự công nhận về tầm quan trọng của tài sản kỹ thuật số trong việc cân bằng tài chính. Bằng cách chủ động thiết lập các quy định, chính quyền của bà tìm cách đảm bảo rằng các nhà đầu tư không bị tổn thương trước sự biến động của thị trường và các vụ lừa đảo tiềm ẩn.
Các cách tiếp cận tương phản của các ứng cử viên làm nổi bật vai trò quan trọng về chính sách tiền điện tử trong cuộc bầu cử. Các bên liên quan dự đoán rằng, khuôn khổ quy định rõ ràng và các chính sách hỗ trợ có thể góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các chủng tộc và thúc đẩy nhiều cơ hội tài chính toàn diện.
Bạn có thể xem giá coin ở đây.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- BTC tạo đà cho cuộc chiến với kháng cự 65.000 đô la – 5 điều cần biết về Bitcoin tuần này
- Chỉ còn 22 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Hoa Kỳ: Các nhà phân tích dự đoán mùa Altcoin
- Cơ quan quản lý mới của Hàn Quốc ‘có thể đẩy nhanh phê duyệt Bitcoin ETF’
Việt Cường
Theo CryptoSlate