IMF cập nhật tiêu chuẩn toàn cầu, đưa tiền điện tử vào cán cân thanh toán

Updated: 22/03/2025 at 13:00

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cải tổ các tiêu chuẩn về cán cân thanh toán nhằm phản ánh tác động ngày càng tăng của tài sản kỹ thuật số.

Theo Cẩm nang Cán cân Thanh toán, Ấn bản Thứ bảy (BPM7) vừa được công bố, các loại tiền điện tử như Bitcoin hiện được phân loại là tài sản phi tài chính, phi sản xuất, trong khi một số token khác được xem như các khoản nắm giữ vốn chủ sở hữu.

Đây là lần đầu tiên IMF đưa hướng dẫn chi tiết về tài sản kỹ thuật số vào các tiêu chuẩn thống kê toàn cầu của mình.

Tiền điện tử không có nghĩa vụ tài chính

Khung phân loại mới chia tài sản kỹ thuật số thành token có thể thay thế (fungible token) và không thể thay thế (nonfungible token), đồng thời xác định liệu chúng có nghĩa vụ tài chính đi kèm hay không.

  • Bitcoin và các token không có nghĩa vụ tài chính được xếp vào nhóm tài sản vốn.
  • Stablecoin – loại tài sản có nghĩa vụ tài chính bảo chứng – được coi là công cụ tài chính.

IMF nhấn mạnh:

“Tài sản tiền điện tử không có nghĩa vụ tài chính đối ứng, được thiết kế để hoạt động như một phương tiện trao đổi (ví dụ: Bitcoin), sẽ được xem là tài sản phi tài chính, phi sản xuất và được ghi nhận riêng trong tài khoản vốn.”

Điều này đồng nghĩa với việc dòng chảy tiền điện tử xuyên biên giới liên quan đến các tài sản như Bitcoin sẽ được ghi nhận trong tài khoản vốn, dưới dạng mua bán hoặc chuyển nhượng tài sản phi sản xuất.

Trong khi đó, các token có nền tảng hoặc giao thức hỗ trợ – chẳng hạn như Ethereum (ETH) hay Solana (SOL) – có thể được phân loại là tài sản giống vốn chủ sở hữu nếu chủ sở hữu cư trú tại một quốc gia khác với nơi phát hành token.

Ví dụ, nếu một nhà đầu tư tại Anh nắm giữ token SOL phát hành từ Mỹ, khoản nắm giữ này sẽ được ghi nhận là tài sản tiền điện tử thuộc vốn chủ sở hữu, tương tự như đầu tư cổ phiếu nước ngoài truyền thống.

IMF cho biết, dù các tài sản này dựa trên công nghệ mật mã, chúng vẫn có thể so sánh với vốn chủ sở hữu thông thường về quyền sở hữu.

Phần thưởng staking và dịch vụ xác thực giao dịch

Nhằm phản ánh sự phức tạp của các hoạt động staking và lợi nhuận từ tài sản tiền điện tử, IMF cũng tuyên bố rằng phần thưởng staking có thể được coi như cổ tức vốn chủ sở hữu và sẽ được ghi nhận trong thu nhập tài khoản vãng lai, tùy vào quy mô và mục đích nắm giữ.

Cẩm nang mới này đánh dấu một sự thay đổi quan niệm đối với các quốc gia trong việc biên soạn thống kê kinh tế vĩ mô, giúp nâng cao khả năng theo dõi tác động kinh tế của tài sản kỹ thuật số và các dịch vụ liên quan.

Các giao dịch liên quan đến xác thực chuyển giao tài sản tiền điện tử – chẳng hạn như đào coin (mining) hoặc staking – sẽ được coi là hoạt động sản xuất dịch vụ và được ghi nhận vào xuất nhập khẩu dịch vụ máy tính.

BPM7 được phát triển thông qua quá trình tham vấn toàn cầu với hơn 160 quốc gia, dự kiến sẽ là tài liệu hướng dẫn thống kê chính thức trong nhiều năm tới.

Dù quá trình triển khai sẽ phụ thuộc vào từng khu vực pháp lý, bước đi của IMF đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc công nhận vai trò kinh tế vĩ mô của tài sản kỹ thuật số theo một chuẩn mực thống nhất trên toàn cầu.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn

Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io

Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn

Vương Tiễn

  • Thẻ đính kèm:
  • IMF
Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Mới cập nhật

Thông thường, những đợt tăng giá mạnh sẽ đi kèm với điều chỉnh sâu, và Cardano (ADA) cũng không ngoại lệ. Các đợt giảm này thường loại bỏ nhà đầu tư yếu trước khi xu hướng tăng tiếp tục. Vậy liệu ADA đã tạo đỉnh ngắn hạn hay đây là... ...

Trong 30 ngày qua, Ether (ETH) và XRP là hai tài sản crypto vốn hóa lớn có hiệu suất tốt nhất, với mức tăng lần lượt 52% và 45%. So với Ether, XRP thể hiện sức mạnh vượt trội trong 12 tháng qua. Từ tháng 7/2024 đến nay, giá XRP... ...

Sui (SUI) vừa tạo đột phá khi phá vỡ mô hình tam giác đối xứng kéo dài suốt nhiều tháng, thổi bùng kỳ vọng về một đợt tăng giá mạnh mẽ lên tới $7. Đây là một mô hình kỹ thuật thường gắn liền với sự đảo chiều xu hướng,... ...

Sau cú bứt phá ấn tượng với mức tăng 50% theo mô hình parabol chỉ trong vòng một tháng, Ethereum (ETH) đã chứng kiến nhịp điều chỉnh 6,5% – một diễn biến phản ánh rõ những quy luật kinh điển của thị trường tiền điện tử. Đây là thời điểm... ...

Giá Solana (SOL) gần đây đã bứt phá qua ngưỡng $200 nhưng nhanh chóng quay đầu điều chỉnh, hiện dao động quanh mốc $185 – tương đương mức giảm hơn 6% chỉ sau 24 giờ. Giống như nhiều meme coin trong hệ sinh thái Solana, token SOL cũng đang bước... ...

Bit Origin – công ty chế biến thịt lợn và khai thác Bitcoin có trụ sở tại Trung Quốc – vừa thông báo đã hoàn tất việc mua vào 40,5 triệu Dogecoin (DOGE), như một phần trong chiến lược tăng cường tài sản kỹ thuật số cho kho bạc doanh... ...

Bitcoin đang phát tín hiệu suy yếu tiềm ẩn khi ba biểu đồ kỹ thuật cho thấy khả năng hình thành đáy hàng tuần mới trong tháng 7. Mặc dù xu hướng dài hạn vẫn duy trì tích cực, các nhà đầu tư nên thận trọng với biến động ngắn... ...

Nhiều chính phủ trên thế giới đang xem xét lại các chương trình “thị thực vàng” (golden visa) – hình thức cho phép các nhà đầu tư giàu có, bao gồm cả lãnh đạo trong ngành tiền điện tử, được cấp quyền cư trú hoặc quốc tịch. Các chương trình... ...

Societe Generale – tập đoàn ngân hàng lớn thứ 19 thế giới tính theo tài sản – đang hợp tác với công ty quản lý tài sản tiền điện tử 21Shares để cung cấp thanh khoản cho nhà đầu tư tại thị trường châu Âu. Trong khuôn khổ quan hệ... ...

Dogecoin (DOGE) vừa ghi nhận mức giảm lên đến 14% sau khi có đợt tăng trưởng ấn tượng hồi đầu tháng. Nguyên nhân chính dẫn đến đà sụt giảm này là do hoạt động chốt lời ở mức đỉnh trong 6 tháng, khi nhiều nhà đầu tư tìm cách hiện... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode