Theo các chuyên gia crypto dự đoán thì thương mại toàn cầu sẽ vận hành dựa trên sức mạnh của tiền kỹ thuật số. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mô hình giao dịch cho các ngân hàng.
Hầu hết các tổ chức tài chính sẽ “nhắm mắt làm ngơ” trước gián đoạn sắp tới. Vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đối với sự trỗi dậy của tiền điện tử khá đặc biệt. Trong khi các ngân hàng sắp đối mặt với thay đổi lớn trong ngành tài chính, thì IMF dường như tỏ ra bình thản trước những thay đổi này.
Theo bài báo của IMF đã phân tích rằng tiền gửi ngân hàng và tiền mặt sẽ bị “loại bỏ” bởi loại tiền kỹ thuật số. Tài liệu đặc biệt này cũng đề cập đến việc tiền fiat sẽ bị kìm hãi bởi crypto và sẽ bị thay thế hoàn hảo cho các loại tiền tệ truyền thống.
Vào ngày 15/7, tờ Fintech với tựa đề “sự trỗi dậy của tiền kỹ thuật số”, cùng khám phá hành trình các công ty công nghệ cạnh tranh với loạt công ty thẻ tín dụng và các ngân hàng truyền thống.
Trên phần giới thiệu trên tờ báo, nhóm tác giả viết rằng:
“Các hình thức tiền kỹ thuật số ngày càng gia tăng, giờ đây, nằm gọn trong ví người tiêu dùng và mối trăn trở từ các nhà hoạch định chính sách. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đang chiến đấu với cái gọi là tiền điện tử có mệnh giá và được quy đổi sang một loại tiền tệ như đồng euro hoặc đô la.”
Quan điểm lạc quan của IMF đối với Stablecoin
Bài viết đi xa hơn đã làm sáng tỏ những rủi ro cũng như những lợi ích sẽ phát sinh với việc áp dụng hàng loạt stablecoin. Bài báo tiếp tục phân tích tiềm năng về sự độc quyền tiền tệ kỹ thuật số. Theo IMF cũng cảnh báo rằng tiền fiat đang trên chặng đua khốc liệt với tiền điện tử, và nhiều khả năng kẻ giành chiến thắng sẽ là crypto.
Theo Giám đốc điều hành của IMF là Christine Lagarde, đã từng ủng hộ công nghệ blockchain trong quá khứ. Bà đã nói rằng những đổi mới của blockchain sẽ làm rung chuyển thế giới tài chính truyền thống. Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 10/4 trên CNBC, về chương trình “Tiền và Thanh toán trong Thời đại kỹ thuật số”, cô đã lưu ý rằng một số ngân hàng trung ương đang bắt đầu nắm bắt cơ hội từ tiềm năng của blockchain.
Tuy nhiên, Christine Lagarde cũng cho biết niềm tin và sự ổn định là rất quan trọng trong việc ứng dụng blockchain trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời, Chủ tịch IMF cũng cho biết những khía cạnh này sẽ giữ cho ngành công nghiệp trở nên ổn định.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ chống lại Libra của Facebook
Trên thực tế, kể cả các tổ chức tài chính và chính phủ đều bắt đầu đối mặt cam go với sự trỗi dậy từ các loại tiền kỹ thuật số. Vì thế, một số chính phủ thế giới đã quyết định sẽ có biện pháp chặn đứng mối nguy đang ngày gia tăng này. Theo đó, Cơ quan lập pháp Hoa Kỳ đã đề xuất cấm các công ty công nghệ tham gia vào lĩnh vực này.
Theo dự thảo luật có tên gọi “Giữ cho các tập đoàn công nghệ lớn tránh xa tài chính”, cụ thể dự luật nói rằng các công ty công nghệ có doanh thu hàng năm trên 25 tỷ đô la sẽ bị hạn chế tạo ra tiền tệ kỹ thuật số của riêng họ. Cuộc tranh luận này đã tác động mạnh mẽ lên Libra của Facebook.
Sự ra mắt của Libra vào năm 2020 giờ đây nằm gọn trong sự cân bằng khi Nhà nước chuẩn bị tranh luận về dự thảo luật. Gã khổng lồ Facebook, hợp tác với 28 đối tác của mình, đã thành lập hiệp hội Libra để quản lý token. Về bản chất dự thảo sẽ “xiềng xích” để kìm hãm vai trò ngân hàng “tự phong” của Hiệp hội Libra.
Khác với quan điểm của IMF coi crypto là tiềm năng của tương, thì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định đồng Đô la chính thành tương lai và ông cho rằng crypto dễ bị “bốc hơi”.
- IMF và Ngân hàng thế giới ra mắt “Learning Coin” để hiểu về Blockchain
- Lệnh cấm IMF dự đoán các Ngân hàng trung ương sẽ phát hành tiền kỹ thuật số
Hòa Phạm
Tạp chí Bitcoin | Ethereumworldnews