Trang chủ Kiến Thức Crypto Kyber Network (KNC) là gì? Tìm hiểu về sàn giao dịch Kyber...

Kyber Network (KNC) là gì? Tìm hiểu về sàn giao dịch Kyber Network? Tại sao lại được Vitalik Buterin hỗ trợ?

Kyber Network là gì?

Kyber Network là một sàn giao dịch phân quyền dựa trên nền tảng Blockchain. Nó là một trong số những dự án được mong đợi nhất của Singapore, vậy nên tôi đã dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu xem chính xác Kyber Network là như thế nào.

Thoạt nhìn, họ đang thiết lập một hệ thống dự trữ để đảm bảo cho các giao dịch tức thì. Một cái nhìn sâu hơn cho thấy sàn giao dịch Kyber Network có một chức năng thứ cấp ngoài việc giao dịch các tài sản với nhau. Việc giao dịch cũng sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các khoản thanh toán cryptocurrency, việc này một ngày nào đó có thể đem lại sự tương tác cho một thế giới nơi có hàng nghìn loại tiền mã hóa tồn tại trong đó.

Tôi đã hỏi CEO Lợi Lưu rằng Kyber Network sẽ như thế nào trong 5 đến 10 năm nữa nếu nó đạt được mục tiêu của mình. Và câu trả lời của anh ấy là: “Kyber Network sẽ được lai giữa NASDAQ và Visa. Một sàn giao dịch có tính linh hoạt cao trong việc giao dịch các tài sản mã hóa, được nhân đôi vai trò như một bộ máy tổ chức cho các khoản thanh toán cryptocurrency.”

Quả là những khát vọng lớn lao. Trước khi tôi đi vào phân tích lời nhận định của Lợi Lưu, tôi muốn đưa đến đôi lời giới thiệu.

Giám đốc điều hành – CEO Lợi Lưu

Điều kỳ lạ ở đây đó là bạn chưa từng nghe đến anh chàng người Việt 26 tuổi lớn lên ở Hà Nội này… trừ khi bạn là một developer của Ethereum hay nhà đầu tư Blockchain của thuộc Châu Á. Lợi Lưu đã viết một số bài luận học thuật đầu tiên về Ethereum trong khi đang lấy bằng Tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính tại Trường Đại học Quốc gia ở Singapore. Trước khi bắt đầu Kyber Network, Lợi đã tạo ra một công cụ cho việc phân tích và định dạng các thiếu sót trong tính bảo mật của các hợp đồng thông minh Ethereum, nó có tên là Oyente. Anh ấy đồng thời cũng sáng lập nên Smart Pool – mỏ đào phân quyền. Lợi bắt đầu lập trình từ năm lớp 7 và dựa trên những kiến thức của mình, chắc chắn anh ấy biết khả năng của mình xung quanh một chiếc máy tính.

Nhà cố vấn Vitalik Buterin

Một trong những lý do có nhiều sự bàn tán xung quanh Kyber Network đó là gương mặt của anh chàng này xuất hiện trên website của họ:

Trong thế giới cryptocurrency, bất cứ thứ gì nhà sáng lập của Ethereum – Vitalik Buterin chạm tay vào đều thu hút được rất nhiều sự chú ý. Thực tế có một thời gian ngắn khi mà các token tăng lên về giá trị chỉ sau khi các nhà sáng lập của chúng chụp hình với Vitalik và đăng lên các trang mạng xã hội của họ. Sự hợp tác của Vitalik với Kyber thì có nhiều sự công nhận hơn thế.

Sau khi Lợi Lưu viết bài luận đầu tiên về Ethereum vào năm 2015, anh ấy đã gửi cho Vitalik và nhận được phản hồi. Sau cuộc trao đổi thư từ đầu tiên với nhau, Lợi đã gửi và thảo luận về kế hoạch tương lai của mình và các dự án có liên quan đến Ethereum với Vitalik. Vào giữa năm 2015, Vitalik đến Singapore nơi hai người gặp mặt và thảo luận về tương lai của Ethereum. Hai ngươi vẫn giữ liên lạc và khi Lợi bắt đầu thực hiện Kyber Network, anh ấy đã nhờ Vitalik làm nhà cố vấn cho mình. Và Vitalik đã thề rằng Kyber Network và OmiseGo là những dự án cuối cùng mà anh ấy sẽ tư vấn.

Vitalik không tham gia vào các công việc vận hành hàng ngày, mà tham gia vào những cuộc thảo luận đầu tiên về việc Kyber Network nên được cấu tạo như thế nào. Đội ngũ này đã chỉ ra rằng không phải sự trùng hợp khi mà Kyber Network lại phù hợp với định nghĩa của Vitalik về một sàn giao dịch phân quyền.

Tìm hiểu sâu hơn về Kyber Network

Trước hết ta phải hiểu được tại sao Kyber, cùng với các dự án như 0x và AirSwap đang thiết lập các sàn giao dịch phân quyền. Từ đó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về cách thức vận hành của sàn giao dịch Kyber. Sau đó, chúng ta sẽ xem sàn giao dịch này vận hành như thế nào dưới vai trò là một bộ máy tổ chức thanh toán.

Các vấn đề của sàn giao dịch tập trung

Vào năm 2014, sàn giao dịch cryptocurrency đầu tiên trên thế giới – Mt. Gox bị hack 460 triệu đô Bitcoin. Vào năm 2016, các hacker cuỗm mất 72 triệu đô Bitcoin từ sàn giao dịch Bitfinex. Và tháng 1 năm nay, vụ hack lớn nhất xảy ra khi mà 562 triệu đô đồng NEM bị đánh cắp từ sàn giao dịch Coincheck. Vào ngày thứ 6 ngay trước khi Kyber ra mắt, 170 triệu đô tiền mã hóa có tên Nano đã bị đánh cắp từ sàn giao dịch BitGrail.

Các vụ hack này xảy ra bởi vì các sàn giao dịch lớn nắm giữ lượng cryptocurrency “khủng” cho các user trong một địa chỉ trung tâm – do đó chúng là các sàn giao dịch “theo mô hình tập trung”. Các loại tiền mã hóa sử dụng một sự kết hợp được gọi là các private key và public key mã hóa để hoạt động.

Các key này thường kèm theo những chuỗi được tạo ra ngẫu nhiên bởi các ký tự, chúng cho phép người dùng gửi và nhận cryptocurrency. Nếu ai đó có ý định trả tiền bạn, họ sẽ kết nối trực tiếp khoản thanh toán đến public key của bạn. Nếu bạn muốn trả tiền cho người khác, bạn sẽ cần private key của bạn cho phép việc giao dịch. Nếu hacker nắm giữ được private key của bạn, họ có thể cho phép các giao dịch đến ví tiền mã hóa mà họ đang kiểm soát.

Các sàn giao dịch nắm giữ hàng triệu đô la từ các user của chúng trong những chiếc ví trên một máy chủ trung tâm. Nếu hacker có thể xâm nhập vào máy chủ đó và lấy cắp các private keys của sàn giao dịch, họ có thể di chuyển các tài khoản của người dùng ra khỏi sàn giao dịch đó và chuyển sang một chiếc ví mà hacker sở hữu.

Sự khác biệt có tính phân quyền

Các sàn giao dịch phân quyền hỗ trợ cho các giao dịch mà không bao giờ cần phải giám sát các tài khoản của người dùng. Chúng làm việc này bằng cách dùng các hợp đồng thông minh được thực hiện trên các mạng lưới Blockchain như Ethereum để cho phép giao dịch theo mô hình ngang hàng P2P.

Nếu tôi muốn đổi 1 Ethereum để lấy 70 OmiseGo tokens, hợp đồng thông minh sẽ tìm ai đó sẵn sàng đổi 70 OmiseGo tokens để lấy 1 Ethereum và sau đó thực hiện việc trao đổi một cách trực tiếp. Ngay khi số Ether rời khỏi ví của tôi, tôi sẽ nhận lại được lượng OmiseGo mà mình muốn; các tài khoản chưa bao giờ bị giám sát bởi sàn giao dịch cả.

Sàn giao dịch này mang tính phân quyền bởi vì nó bao gồm các hợp đồng thông minh tồn tại trên một mạng lưới Blockchain. Các giao dịch được thực hiện bởi các máy tính (thợ đào) trên khắp thế giới chứ không phải trên một máy chủ trung tâm – sẽ không có bất kỳ sai sót nào để một hacker tấn công cả.

Trong số các sàn giao dịch phân quyền được đề cập ở trên (0x, Airswap và Kyber), Kyber được cho là có tính phân quyền nhất bởi nó hoạt động hoàn toàn trên công nghệ Blockchain của Ethereum. Mặc dù 0x và Airswap không giám sát các tài sản của người dùng, các hợp đồng thông minh của chúng kết nối người mua với người bán bằng cách tra cứu các order books (danh sách các lệnh chờ mua và chờ bán) được duy trì trên máy chủ trung tâm. Nếu các order book này được thỏa hiệp, nó có thể trở nên khó hiểu đối với người dùng. Các giao dịch trên Kyber Network diễn ra 100% trên Blockchain của Ethereum.

Các vấn đề về tính thanh khoản 

Đã có một vài sàn giao dịch phân quyền trên thị trường. Mặc dù chúng có lợi thế về tính bảo mật nhưng hiện không có cái nào xử lý được số lượng lớn cả. Các sàn giao dịch phân quyền như EtherDelta và IDex chỉ xử lý được khoảng 4 triệu đô la lượng giao dịch mỗi ngày.

Con số này khá thấp khi so sánh với các sàn giao dịch phân quyền lớn như Binance và Bithumb với số lượng xử lý lên đến hàng tỷ mỗi ngày. Vấn đề to lớn nảy sinh từ việc giao dịch trên sàn giao dịch số lượng thấp đó chính là sự thiếu sót trong tính lưu động.

Tính lưu động đo lường được sự thoải mái trong việc mua và bán một tài sản cụ thể tại một mức giá ổn định. Việc bán các cổ phần như đơn vị cổ phần của Công ty Apple trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq là một thị trường có tính lưu động cao bởi vì tại bất kỳ thời điểm nào cho trước, sẽ có rất nhiều người sẵn sàng mua cổ phần của bạn trên mức lãi suất thị trường tại thời điểm đó.

Một ví dụ của thị trường không lưu động đó là việc bán những chiếc tủ lạnh để đổi lấy lò nướng bánh trên Craigslist. Khả năng là nếu tại thời điểm đó không có nhiều người trên Craigslist đang muốn bán lò nướng bán của họ để đổi lấy tủ lạnh, vậy nên bạn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn để khiến việc giao dịch đó xảy ra.

Dù đây là một ví dụ khá ngớ ngẩn, nhưng nếu bạn đang muốn giao dịch tiền mã hóa trên một sàn giao dịch với số lượng thấp, thì việc đó sẽ giống như việc giao dịch chiếc tủ lạnh để đổi lấy lò nướng bánh trên Craigslist vậy.

Trên một sàn giao dịch số lượng ít với tính lưu động thấp thì việc tìm được người để giao dịch cùng sẽ tốn nhiều thời gian hơn và người dùng thường phải chấp nhận các mức giá không như mong muốn.

Giải pháp của Kyber cho vấn đề về tính thanh khoản là gì? Đó chính là đảm bảo nó bằng một hệ thống dự trữ.

Hệ thống dự trữ của Kyber

Hệ thống dự trữ của Kyber là điều làm nên sự khác biệt của Kyber Network đối với các sàn giao dịch phân quyền khác trên thị trường. Bạn có thể coi hệ thống dự trữ này là một mỏ đào lớn của các loại tiền mã hóa luôn sẵn sàng cho việc giao dịch. Sự tương đương trong thế giới tài chính truyền thống được gọi là “market maker” (Nhà tạo lập thị trường).

Trong các thị trường giao dịch nước ngoài, một nhà tạo lập thị trường cho cặp tiền [Yên Nhật/ Đô la Mỹ] là một người nắm giữ lượng lớn đồng Yên và Đô la luôn luôn có sẵn để giao dịch. Nếu một cơ quan nghĩ rằng USD sẽ bị giảm còn Yên sẽ tăng lên, họ có thể đem bán USD cho nhà tạo lập thị trường để đổi lấy Yên.

Nhà tạo lập thị trường này sẽ được lời từ “sự chênh lệnh giá”. Nếu 1 USD = 100 Yên và nếu sự chênh lệch ở đây là $0.05 thì nhà tạo lập thị trường sẽ lãi được 5 xu bằng cách chấp nhận mức $1.05 để đổi lấy 100 Yên. Có rất nhiều nhà tạo lập thị trường cạnh tranh nhau để kinh doanh bằng cách đưa ra những mức lãi suất tốt nhất và mức chênh lệnh giá thấp nhất.

Hệ thống dự trữ của Kyber hoạt động theo cách như vậy nhưng loại tiền ở đây là tiền mã hóa. Bất kỳ người nào nắm giữ số lượng lớn OmiseGo và Ether có thể trở thành nhà tạo lập thị trường của hai loại tiền này [OMG/ETH] bằng cách chuyển chúng đến hệ thống dự trữ của Kyber.

Nhà quản lý dự trữ sẽ đặt ra tỷ giá mà họ sẵn sàng giao dịch OmiseGo lấy Ether và ngược lại, sau đó họ sẽ đặt ra mức chênh lệch giá riêng. Các dự trữ này sẽ luôn luôn có sẵn cho người dùng của Kyber Network để giao dịch. Mục tiêu của Kyber đó là có thật nhiều hệ thống dự trữ cho mỗi cặp tiền để cạnh tranh bằng cách đưa ra những mức lãi suất tốt nhất và mức chênh lệnh giá thấp nhất.

Các nhà tạo lập thị trường này là ai?

Các nhà tạo lập thị trường giao dịch nước ngoài thường là những người có rất nhiều tiền dự trữ đang muốn đưa các tài sản “rảnh rỗi” của họ đi vào hoạt động – các ngân hàng và cơ quan tài chính điển hình. Tương tự như vậy, các nhà quản lý của hệ thống dự trữ Kyber Network có thể là bất cứ ai với lượng dữ trữ cryptocurrency “khủng”. Theo giả thuyết, họ có thể thuộc vào các trường hợp sau:

  • Whales (Cá voi) – “Cá voi” là một thuật ngữ dùng để chỉ một cá nhân có khối lượng dự trữ cryptocurrency “khủng”. “Một chú cá voi” có thể chuyển tài sản của mình vào Hệ thống dự trữ Kyber và kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.
  • Các sàn giao dịch phi tập trung – Các sàn giao dịch như Binance hay Bittrex thu hàng triệu phí giao dịch từ các loại tiền mã hóa khác nhau có thể kiếm lợi nhuận từ việc quản lý Hệ thống dự trữ Kyber.
  • Các công ty đầu tư – Các công ty đầu tư vào ICOs có thể đưa tài sản của họ vào hoạt động bằng cách thiết lập Hệ thống dự trữ Kyber.
  • Các nhà sáng lập dự án – Các nhà sáng lập của loại tiền mã hóa mới đều phải đối mặt với việc đưa token của họ vào lưu thông. Một cách để thực hiện điều này đó là họ có thể thiết lập hệ thống dự trữ Kyber cho loại tiền riêng của mình để cho thị trường quyền tiếp cận nó.

Hệ thống Dữ trữ hoạt động như thế nào?

Để thiết lập một Hệ thống dự trữ Kyber, nhà quản lý dụ trữ phải chuyển giao quỹ tài sản của hai loại tiền mã hóa bất kỳ vào một tài khoản được kết nối với một hợp đồng thông minh của Kyber Network. Kyber đã tạo ra một phầm mềm cho phép nhà quản lý dự trữ đặt ra tỷ giá và mức chênh lệch riêng của mình. Kyber là nơi canh giữ cho các quỹ tài sản này.

Theo như Lợi Lưu, một lượng dự trữ nhỏ có thể hỗ trợ cho một lượng giao dịch lớn. Giả sử có một người đóng góp dự trữ chuyển giao 150 Ether và một lượng OmiseGo tương đương (11,000 OMG tại mức tỷ giá thời điểm đó). Nếu một người dùng muốn mua 70 OMG cho 1 ETH, hệ thống dự trữ sẽ mất đi 70 OMG và tăng được 1 ETH.

Dưới những điều kiện của thị trường nơi người dùng Kyber thực hiện mua bán các mức độ Ether và OmiseGo tương đương, hệ thống dự trữ sẽ duy trì mức độ ban đầu của cả 2 đồng ETH và OMG, đồng thời có thể duy trì một lượng giao dịch có thể vượt tổng số lượng đóng góp (nghĩa là lượng dự trữ 150 Eth /11,000 OMG có thể hỗ trợ mức giao dịch 1,500 ETH / 110,000 OMG).

Nếu người dùng Kyber bắt đầu bán Ether để mua OmiseGo, việc này có thể làm cho mức OMG trong hệ thống sự trữ trở nên thiếu hụt còn mức Ether sẽ được tích lũy nhiều lên. Đây là nơi tính năng tái cân bằng của Kyber vào cuộc.

Phần mềm dự trữ Kyber có một tính năng sử dụng sự kết hợp giữa các bot giao dịch và hợp đồng thông minh được kết nối với các sàn giao dịch lớn như Binance, Bittrex và Huobi. Trong trường hợp trên, phần mềm tự động hóa của Kyber sẽ giao dịch lượng Ether thừa ra để lấy OMG với việc sàn giao dịch tập trung đưa ra tỷ giá tốt nhất để đưa việc dự trữ trở lại mới mức ban đầu của nó. Việc này khiến cho các nhà quản lý dự trữ được lợi từ tài sản của họ trong khi đang duy trì khoản đầu tư ban đầu của mình.

KNC – Kyber Network Crystal

Tài sản riêng của Kyber Network chính là Kyber Network Crystal (KNC) – đây cũng là một thành phần thiết yếu trong hệ thống dự trữ. Để có được quyền thu lợi nhuận từ các mức chênh lệch giá trên Kyber Network, các nhà quản lý dự trữ của Kyber phải mua KNC. Khi một lượng dự trữ hoàn thành một giao dịch từ sự chênh lệch giá, một phần trăm của lợi nhuận đó sẽ được trả cho Kyber Network bằng KNC.

Kyber Network sử dụng KNC để chi trả cho phí vận hành và cả những người hỗ trợ của của nó nữa. Ví dụ, một chiếc ví tích hợp với Kyber Network sẽ có được một phần trăm từ khoản thanh toán bằng KNC như một phí giới thiệu cho việc đưa một người dùng đến mạng lưới.

Một khi người hỗ trợ và chi phí vận hành được chi trả, lượng KNC còn lại sẽ bị “đốt cháy”, điều này có nghĩa là nó sẽ bị đưa ra ngoài lưu thông. Khi ngày càng nhiều hệ thống dự trữ được mở ra và tổng nguồn cung KNC bị giảm xuống do token bị “đốt cháy”, nhu cầu đối với KNC tokens nên được tăng lên qua thời gian.

Nếu bạn đang nghiên cứu về đồng KNC, thì có nghĩa là bạn đang ủng hộ cho một mạng lưới mạnh mẽ của hệ thống dự trữ Kyber, bởi vì lượng cầu của KNC tỷ lệ thuận với lượng dự trữ trong bộ máy tổ chức.

Giao dịch trên sàn Kyber Network

Mặc dù Kyber Network sẽ cho phép “các chú cá voi” giao dịch và gây quỹ để kiếm lợi nhuận từ lượng tài sản khổng lồ của mình, sàn giao dịch được thiếp lập với sự thuận tiện để hỗ trợ cho người dùng cuối cùng. Người dùng sẽ có thể dễ dàng kết nối với Kyber Network mà không cần phải tạo tài khoản, mà bằng các cách dưới đây:

1. Ví cứng – Người dùng có thể truy cập website của Kyber Network và kết nối trực tiếp ví cứng Trezor hoặc Ledger Nano của mình.
2. Ví mềm – Người dùng có ví mềm kết hợp với Kyber Network sẽ có thể kết nối trực tiếp từ ví của họ. Đến nay, danh sách các đối tác ví của Kyber bao gồm ImToken, Coin Manager và Trust Wallet. Một khi Kyber được đưa ra công chúng, người dùng của những chiếc ví này sẽ thấy được mục lựa chọn Kyber trên giao diện ví người dùng.

Một khi được kết nối với Kyber Network thông qua ví cứng hoặc ví mềm, việc giao dịch trở nên rất đơn giản. Người dùng sẽ thấy được tất cả các cặp tiền được đưa ra bởi sàn giao dịch Kyber Network. Với mỗi cặp bất kỳ mà người dùng thấy được sẽ có ít nhất 2 kho dự trữ hỗ trợ và sẽ sẵn sàng để thực hiện giao dịch bất kỳ.

Nếu người dùng muốn giao dịch Ether để lấy OmiseGo tokens, họ sẽ chọn cặp tiền giao dịch là ETH/OMG và nhập vào số lượng ETH họ muốn giao dịch. Người dùng sẽ đưa ra mức giá được gợi ý bởi Kyber Network đồng thời phản ánh tỷ giá thị trường tại thời điểm đó, nhưng sẽ có những sự lựa chọn về mức giá tối thiểu mà họ sẽ sẵn sàng để chấp nhận.

Người dùng phải trả một phần nhỏ Ether cho mạng lưới Ethereum để xử lý giao dịch – đây được gọi là phí “gas” được trả cho thợ đào Ethereum – những người bổ sung các giao dịch vào Ethereum blockchain. Khi tỷ giá hối đoái và phí gas được đặt ra, người dùng lúc này sẽ nhấn vào nút “giao dịch”.

Từ đó, các hợp đồng thông minh của Kyber Network sẽ đi vào hoạt động. Nếu tôi cho biết rằng 60 OMG tokens là số lượng tối thiểu mà tôi sẵn sàng để chấp nhận giao dịch cho 1 Ether, hợp đồng thông minh của Kyber Network sẽ tiếp nhận thông tin đó va tìm ra mức tỷ giá tốt nhất được đưa ra bởi nhiều hệ thống dự trữ [ETH/OMG]. Nếu một hệ thống đưa ra 60 OMG cho 1 Ether và một cái khác đưa ra 65 OMG, thì hợp đồng thông minh sẽ lựa chọn mức tỷ giá là 65 OMG.

Một khi hợp đồng thông minh định dạng được mức tỷ giá tốt nhất, giao dịch này sẽ được truyền đến mạng lưới Ethereum. Một khi giao dịch được thêm vào một block trên Ethereum blockchain bởi một thợ đào, ví của tôi sẽ được thêm 65 OMG tokens và trừ đi 1 Ether cộng với phí gas. Việc đổi Ether thành OmiseGo xảy ra cùng một lúc và tài sản của tôi không hề bị giám sát bởi Kyber Network.

Tổng quan về giao dịch Kyber

Kyber đang tạo ra một nền tảng giao dịch phân quyền có tính lưu động cao, sử dụng một hệ thống dự trữ cho phép người dùng giao dịch token chỉ bằng vài nút bấm đơn giản.
Thì ra đó là ý của Lợi khi anh ấy nói rằng mình muốn xây dựng một thứ gì đó ngang hàng với Nasdaq. Thế còn phần Visa thì sao? Hóa ra trong sự bổ sung của giao dịch, hệ thống dự trữ của Kyber cũng có thể được dùng để hỗ trợ cho các khoản thanh toán.

Sàn giao dịch Kyber trong việc hỗ trợ các khoản thanh toán

Khi tôi ghé vào 1 trong 500 quán Starbucks tại Singapore, tôi sử dụng thẻ tín dụng được kết nối với tài khoản ngân hàng của mình đang chứa những đồng đô la Mỹ. Khi nhân viên quẹt thẻ của tôi để thanh toán cho cốc cà phê vị Grande Cold Brew, mạng lưới Visa sẽ hoạt động để rút đô la Mỹ từ tài khoản ngân hàng của tôi và trả số đô la Singapore tương ứng cho Starbucks, kế hoạch của Kyber là dùng sàn giao dịch phân quyền của mình để hỗ trợ các giao dịch tiền mã hóa yêu cầu sự quy đổi giữa các cryptocurrency với nhau.

Giả sử một nhà kinh doanh chỉ chấp nhận Ether, nhưng tôi lại muốn trả bằng OmiseGo. Nếu nhà kinh doanh đó tích hợp một trong những khoản thanh toán của Kyber với APIs thì việc đó sẽ không còn là vấn đề.

Tôi có thể trả nhà kinh doanh đó bằng OmiseGo và hợp đồng thông minh của Kyber Network sẽ sử dụng một trong những kho dự trữ [ETH/OMG] để quy đổi OmiseGo thành số Ether tương ứng và trả cho người đó. Tất cả những công việc trên đều thực hiện mà không cần đến sự tham gia của tôi hay nhà kinh doanh đó.

Ví dụ về WAX Token

Bây giờ hãy xem một trong những đối tác của Kyber Network có thể được lợi ích gì từ việc tích hợp một khoản thanh toán API của Kyber. WAX là một nền tảng Blockchain dùng để giao dịch các tài sản kỹ thuật số. Ví dụ, một người unlock được một loại vũ khí hiếm trong trò chơi nổi tiếng Counterstrike, có thể đem bán vũ khí này cho người chơi khác bằng nền tảng WAX.

Tuy nhiên, để mua vũ khí ảo này trên nền tảng WAX, bạn phải trả bằng WAX tokens. Nếu người mua muốn trả bằng OmiseGo tokens thì sao? Rất đơn giản, hãy nghĩ ngay đến Kyber Network!

Bằng cách tích hợp thanh toán API của Kyber, người dùng có thể thực hiện việc mua trên nền tảng WAX mà không cần phải sở hữu WAX token. Để trả cho vũ khí ảo bằng OmiseGo, người dùng sẽ được thông báo về mức giá của OmiseGo tokens.

Một khi giao dịch được đăng ký, hợp đồng thông minh của Kyber Network sẽ kích hoạt kho dự trữ [WAX/OmiseGo], thực hiện việc quy đổi với tỷ giá giá thị trường và đưa khoản thanh toán đến cho người bán bằng WAX tokens. Thậm chí cả người mua và người bán đều không nhận thức được Kyber Network có tham gia vào giao dịch.

Viễn cảnh rộng hơn

Giả sử một số đối tác của Kyber như Request Networks, AppCoin, và StormToken – mỗi ứng dụng này sẽ được lợi từ việc có các sự quy đổi thanh toán Kyber Network chạy trong nền. Ví dụ, Request Network là một ứng dụng cho phép người dùng yêu cầu thanh toán dưới hình thức REQ token. Nếu một tập hợp đa dạng về kho dự trữ được thiết lập, thì nền tảng Request Network sẽ được sử dụng bởi nhiều người hơn.

Để tiếp tục ví dụ về OmiseGo của chúng ta, một người có thể yêu cầu thanh toán 10 REQ, người nhận có thể gửi lại một lượng OMG tương ứng, và người yêu cầu vẫn được trả bằng REQ. Các hợp đồng thông minh của Kyber đang hoạt động ở phía sau để khiến việc thanh toán này trở nên khả thi.

Chúng ta đang tiến đến một thế giới nơi loại tiền tệ được dùng bởi một người sẽ trở thành một sự lựa chọn cá nhân quan trọng. Một số người sẽ chọn Bitcoin, số khác thì là Ether, hoặc Zcash… Cũng sẽ có hàng trăm ứng dụng hỗ trợ công nghệ Blockchain vận hành hiệu quả hơn, chúng yêu cầu sử dụng token như Wax, Request Network…

Trong một thế giới nơi có vô số loại tiền mã hóa đang được sử dụng và hàng ngàn token đang tồn tại trong nhiều loại dịch vụ khác nhau, phải có một cách nào đó để khiến các tài sản này trở nên khả thi để tương tác. Nếu Lợi Lưu và đội ngũ Kyber hoàn thành mục tiêu của họ, Kyber Network có thể trở thành công cụ gắn kết giữa một thế giới phức tạp với các loại cryptocurrency lại với nhau.

Chặng đường vẫn còn dài

Để đạt được khát vọng trở thành “con lai” giữa NASDAQ và Visa, Lợi Lưu và đội ngũ Kyber đang phải làm việc cật lực. Có hai rào cản chính mà họ sẽ phải vượt qua:

  1. Hoàn thiện giao dịch Cross-Chain
  2. Phát triển một hệ thống mạnh mẽ cho Bên Dự trữ thứ 3

Giao dịch Cross-Chain

Vào năm 2018, Kyber Network sẽ chỉ đưa ra giao dịch giữa Ether và tokens dựa trên Ethereum (ERC-20). Lý do bởi vì công nghệ cho phép các sàn giao dịch phân quyền trao đổi Ethereum tokens với tokens trên các Blockchain khác (như Bitcoin, ZCash, NEO) vẫn đang được phát triển. Lợi đặt ngang hàng giao dịch “cross-chain” đến 2 người nói ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau đang cố gắng thực hiện một cuộc trò chuyện.

Hiện tại vẫn chưa có ứng dụng nào để dịch ngôn ngữ của các Blockchain nhưng công nghệ cho việc này đang chuẩn bị xuất hiện. Các giao thức như Cosmos, Polka-dots, Icon, Wanchain và Aion đang hoạt động để khiến cho những cuộc trò chuyện này trở nên khả thi. Mới đây Kyber thông báo về việc hợp tác chiến lược với mạng lưới Icon của Hàn Quốc để cùng nhau thực hiện dự án công nghệ Cross-chain.

Kế hoạch của Kyber đó là tích hợp tất cả các giải pháp có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Trong khía cạnh này, mục đích cuối cùng rất rõ ràng nhưng con đường đạt được nó thì không hề. Một khi công nghệ Cross-chain được đưa ra, nó sẽ trông đợi vào các kỹ sư của Kyber để được đưa vào nền tảng một cách thành công.

Phát triển hệ thống dự trữ

Mục tiêu lâu dài của Kyber đó là có một hệ thống đa dạng cho bên dự trữ thứ 3 được vận hành bởi tất cả mọi người trên thế giới. Càng có nhiều hệ thống dự trữ được đưa ra, thì nền tảng Kyber sẽ càng trở nên hữu dụng. Để đạt được mục tiêu này, họ sẽ phải thuyết phục những người đóng góp dự trữ rằng việc hoạt động một hệ thống dự trữ Kyber là một nỗ lực đem lại lợi nhuận.

Đối với mỗi cặp tiền được đưa ra, một bên dự trữ sẽ được vận hành bởi Kyber Network và bên còn lại sẽ được vận hành bởi một quỹ đầu tư crypto tại Israeli. Để đạt được khát vọng của Kyber, họ sẽ cần đến hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn bên thứ 3 để duy trì các hệ thống dữ trữ cho hàng ngàn cặp tiền giao dịch. Cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ này là gì? Hãy giải thích rằng hệ thống dự trữ riêng của Kyber đều mang lại lợi nhuận.

Đã đến lúc hành động!

Đối với Kyber Network, niềm khát vọng, sự thổi phồng và đồng thời cả những thử thách vẫn còn đó. Giờ đây nó đang tồn tại và hoạt động trên Ethereum, đã đến lúc Lợi Lưu và đội ngũ của mình truyền tải thông điệp của mình.

SN_Nour

Tap chí Bitcoin

MỚI CẬP NHẬT

CEO Hashkey cho biết chính quyền Trump có thể tác động để Trung Quốc...

Xiao Feng, CEO của Hashkey Group, tin rằng chính sách ủng hộ tiền điện tử của chính quyền Trump có thể tạo áp lực...
Giá Bitcoin tăng đẩy lợi nhuận của các ngân hàng lớn lên tới hàng tỷ đô la

Mức cao kỷ lục của Bitcoin đẩy lợi nhuận của các ngân hàng Phố...

Theo Forbes, các ngân hàng Phố Wall đang ghi nhận khoản lợi nhuận lên tới 1,4 tỷ USD sau cuộc bầu cử tổng thống...

Ví Phantom hệ Solana gặp sự cố “đặt lại ứng dụng” sau khi cập...

Phantom, nhà phát triển ví Solana nổi tiếng, đã cảnh báo người dùng về sự cố "đặt lại ứng dụng" (reset app) mà một...
doge-tang-gia

Giá Dogecoin (DOGE) có thể tăng thêm 1.000% khi tuân theo nguyên tắc biểu...

Dogecoin (DOGE) là một trong những tài sản có hiệu suất tăng mạnh nhất trong tháng 11, khi đà tăng tốc của nó càng...

Jito hệ Solana gặp sự cố ngừng hoạt động, tạm thời đẩy phí giao...

Giao thức cơ sở hạ tầng MEV hàng đầu của Solana, Jito, đã gặp sự cố ngừng hoạt động vào sáng sớm thứ Tư,...
Cardano

Cardano Foundation báo cáo tổng tài sản khoảng 478 triệu đô la vào năm...

Cardano Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy hệ sinh thái Cardano, đã báo cáo tổng tài sản khoảng 478 triệu đô...

Bitcoin ETF của BlackRock vươn lên top 1% chỉ trong 211 ngày kỷ lục

Quỹ iShares Bitcoin Trust (IBIT) của BlackRock đã vượt qua tất cả các quỹ ETF Bitcoin được ra mắt trong suốt thập kỷ qua...
VanEck giới thiệu SUI ETN

VanEck ra mắt SUI ETN cho các nhà đầu tư châu Âu trong bối...

VanEck, công ty quản lý tài sản toàn cầu và nhà phát hành Bitcoin ETF giao ngay tại Mỹ, đã chính thức ra mắt...

Mua Bitcoin spot vượt trội hợp đồng tương lai dù đòn bẩy đạt đỉnh

Hợp đồng vĩnh viễn Bitcoin (BTC) định giá bằng USDT hiện đang có dấu hiệu sử dụng đòn bẩy quá mức, với tỷ lệ...

Giá Coin hôm nay 14/11: Bitcoin lập ATH mới trên $93.000, memecoin bật tăng...

Bitcoin tiếp tục bật tăng mạnh mẽ thiết lập ATH mới trên $93.000, tuy nhiên, tài sản đã phải đối diện với áp lực...

Bitcoin có vượt $100K? 9 nhà phân tích chia sẻ dự đoán giá BTC...

Bitcoin đã tăng giá mạnh sau khi Donald Trump được bầu làm tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, tăng gần 30% và đạt...

Phân tích kỹ thuật ngày 14 tháng 11: BTC, ETH, SOL, BNB, DOGE, XRP,...

Bitcoin (BTC) không có dấu hiệu chậm lại khi vượt ngưỡng $93.000 vào ngày 13 tháng 11, cho thấy nhu cầu cao ở các...

FBI Hoa Kỳ đột kích nhà riêng của CEO Polymarket làm dấy lên các...

Vào ngày 13 tháng 11, Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã đột kích nhà riêng của Giám đốc điều hành Polymarket,...

Quỹ BUIDL của BlackRock mở rộng sang Aptos, Arbitrum, Avalanche, Optimism và Polygon

Quỹ BlackRock USD Institutional Digital Liquidity Fund (BUIDL), được token hóa thông qua sự hợp tác giữa BlackRock và Securitize, ban đầu ra mắt...

Immunefi đình chỉ TrustSec trong bối cảnh tranh chấp tiền thưởng lỗi

Nền tảng tiền thưởng lỗi Web3 Immunefi đã ban hành lệnh đình chỉ 90 ngày đối với công ty bảo mật mũ trắng Trust Security....

Phần mềm độc hại mới liên quan đến tiền điện tử của hacker Triều...

Các nhà nghiên cứu từ Jamf Threat Labs, chuyên theo dõi các mối đe dọa liên quan đến Apple, đã phát hiện phần mềm...