Ý tưởng về một CBDC đã được các ngân hàng trung ương toàn cầu xem xét kể từ khi các loại tiền điện tử như Bitcoin dần trở nên phổ biến.
Là tiền thân cho công cuộc phát hành một loại tiền tệ kỹ thuật số toàn quốc, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu có hai sự lựa chọn: hoặc cấm tất cả các giao dịch tiền mặt hoặc cho phép người dân mở tài khoản trực tiếp với ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, vấn đề là cả hai ý tưởng này đều có thể dẫn đến một số kết quả không khả quan cho lắm.
Tiền điện tử đang thách thức sự độc quyền lâu đời của các ngân hàng trung ương về việc phát hành tiền tệ. Bị đe dọa bởi viễn cảnh các token kỹ thuật số thay thế tiền tệ fiat, các ngân hàng trung ương hiện đang khám phá ý tưởng về một CBDC. Nói cách khác, CBDC là một loại tiền kỹ thuật số được hỗ trợ hoặc bảo đảm bởi một ngân hàng dự trữ có thể được sử dụng làm phương tiện thanh toán và đơn vị tài khoản.
Hai ý tưởng lớn, chẳng hạn như áp đặt lệnh cấm đối với các giao dịch tiền mặt và cho phép các cá nhân mở tài khoản trực tiếp với ngân hàng trung ương, cho đến nay vẫn là đề tài được đưa ra bởi các chính phủ trên thế giới. Tuy nhiên, việc thực hiện một trong hai ý tưởng này có thể dẫn đến hai kết quả khác nhau.
Các ngân hàng trung ương ôm giấc mộng CBDC
Việc cung cấp vốn cho tài chính cơ sở hạ tầng nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là nguyên nhân hình thành nên một số dịch vụ ngân hàng ban đầu. Kể từ đó, các ngân hàng trung ương đã phát triển, quản lý chính sách tài khóa và giới thiệu các dịch vụ thanh toán sáng tạo. Sự ra đời của ngân hàng internet vào đầu những năm 2000 cũng có tác động lớn tới lĩnh vực này, giúp việc kiếm tiền trở nên dễ dàng hơn mà không cần phụ thuộc vào tiền giấy. Đây được coi là bước đổi mới công nghệ sâu sắc nhất trong thời gian gần đây.
Cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong kỷ nguyên hiện đại (cho đến khi bùng phát đại dịch Covid-19). Hơn 20 ngân hàng lớn đã nộp đơn xin phá sản sau sự sụp đổ Lehman Brothers. Sau khủng hoảng thế giới Lehman, các ngân hàng trung ương đã đánh mất sự tin tưởng của quần chúng và phải đối mặt với sự giám sát liên tục của giới truyền thông.
Sự ra mắt của Bitcoin vào năm 2008 đã giúp củng cố niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Kể từ đó, thị trường tiền điện tử đã phát triển đa dạng và có hơn 3.000 token kỹ thuật số nổi lên trên thị trường mở. Tuy nhiên, mặc dù các ngân hàng trung ương phớt lờ Bitcoin tại thời điểm phát hành, họ đã nắm bắt công nghệ và đang xem xét làm thế nào để có thể chứng minh được rằng các tài sản dựa trên blockchain của họ mang bước đột phá mới.
Vào tháng 2 năm 2015, Ngân hàng Anh đã trở thành một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên đề xuất khái niệm về CBDC trong một nghiên cứu mang tên “One Bank Research Agenda”. Kể từ đó, nhiều người đặt câu hỏi liệu một CBDC tiềm năng có thể cùng tồn tại với một loại tiền tệ fiat của quốc gia hay sẽ thay thế hoàn toàn.
“Mark Carney của Ngân hàng Anh: Một loại tiền ảo mới có thể sẽ phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.
Một loại tiền kỹ thuật số được ngân hàng trung ương hỗ trợ có thể thay thế đồng đô la như một loại tiền tệ phòng hộ toàn cầu.”
Áp dụng lệnh cấm đối với các giao dịch tiền mặt
Theo một báo cáo được công bố bởi Liên Hợp Quốc, các đối tượng xấu đã rửa 1.6 nghìn tỷ đô la, tương đương 2.7% GDP trong năm 2011. Tiền mặt chiếm một phần lớn trong tổng số tiền đó. Các nhà kinh tế và chuyên gia tài chính đã cảnh báo rằng phần lớn các tờ tiền có mệnh giá cao cuối cùng sẽ về tay những kẻ rửa tiền. Điều này phần lớn là do tiền tệ không còn là một phần của hệ thống ngân hàng sau khi được rút ra khỏi ngân hàng.
Về phần mình, các ngân hàng sử dụng tiền mặt trong tài khoản để phát hành các khoản vay mới cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân để trao đổi tài sản thế chấp. Dòng vốn này trong nền kinh tế dẫn đến sự gia tăng việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng và tiêu thụ nguồn lực. Tất cả những điều này góp phần vào sự thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế.
Nhà kinh tế Miles Kimball đã đưa ra một lập luận mạnh mẽ về việc chuyển đổi sang một hệ thống ngân hàng phi tiền mặt và chi tiết các bước cần thiết để hoàn thành quá trình chuyển đổi. Trong blog của mình có tiêu đề “Con đường đưa tiền điện tử trở thành một hệ thống tiền tệ”, Kimball đã giải thích về khả năng tồn tại của việc chuyển đổi tiền cứng (hard money) và tiền mềm (soft money). Các ngân hàng trung ương có thể sắp xếp cho tất cả các khoản vay cũ được phát hành vượt quá quy mô nhất định để được giải quyết bằng điện tử trong trường hợp chuyển đổi tiền cứng. Trong trường hợp chuyển đổi tiền mềm sang tiền điện tử, các khoản nợ cũ có thể được xử lý bằng tiền tệ fiat trong khi các khoản nợ mới hơn phải được xử lý bằng thanh toán điện tử.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nghiên cứu về tỷ lệ lưu thông tiền mặt của quốc gia trước khi thực hiện lệnh cấm đối với các giao dịch tiền mặt. Việc thực thi lệnh cấm giao dịch tiền mặt có thể dẫn đến suy thoái kinh tế nếu phần lớn người dân bị tước đi các dịch vụ ngân hàng và chỉ được tiếp cận với tiền mặt. Điều này sẽ khiến việc hủy bỏ tiền tệ fiat ở các quốc gia có mức lưu thông tiền mặt thấp trở nên dễ dàng hơn. Phần lớn các loại tiền tệ đang lưu hành có sẵn tại các ngân hàng và do đó, cuộc sống bình thường sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến sự gián đoạn các hoạt động rửa tiền bất hợp pháp.
Cho phép các ngân hàng trung ương mở tài khoản bán lẻ
Một giải pháp thay thế thứ hai để thực hiện lệnh cấm giao dịch tiền mặt là cho phép các ngân hàng trung ương mở tài khoản bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Một CBDC sau đó sẽ được gửi trực tiếp vào các tài khoản này thay vì được hold trong các ngân hàng thương mại. Hành động này có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại khi vốn cạn kiệt trong nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại hiện là huyết mạch của ngành ngân hàng, giúp cung cấp vốn cho các khoản vay và dịch vụ ngân hàng.
Chính sách tài khóa và duy trì dự trữ ngoại hối là những điều tối quan trọng đối với các ngân hàng trung ương, quan trọng hơn cả việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho công chúng. Điều này lý giải cho việc tại sao các ngân hàng thương mại và tư nhân được hình thành ngay từ đầu.
Phải nói rằng, các nhà phân tích luôn phàn nàn về việc các ngân hàng thương mại không cắt giảm lãi suất cho người tiêu dùng. Do đó, những thay đổi về lãi suất repo không phải lúc nào cũng tương ứng với sự thay đổi về lợi nhuận và lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Hầu hết các ngân hàng đều tránh mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng để tăng thu nhập ngắn hạn của chính họ. Tuy nhiên, trong nền kinh tế CBDC được thúc đẩy bởi các ngân hàng trung ương, người tiêu dùng sẽ có thể nhận được lợi ích ngay lập tức từ việc cắt giảm lãi suất, giúp giải quyết các khoản thanh toán quốc tế nhanh hơn.
Các bước để tạo một CBDC
Một CBDC được hỗ trợ bởi ngân hàng dự trữ phát hành và được chấp nhận là đấu thầu hợp pháp. Trong báo cáo được công bố vào ngày 22 tháng 1 năm 2020, diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã kết luận rằng giờ đây, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã bắt đầu quan tâm đến CBDC hơn bao giờ hết.
WEF đã tập hợp các đại diện từ hơn 40 ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính khác để tạo ra Bộ công cụ hoạch định chính sách CBDC (CBDC Policy-Maker Toolkit). Cho đến nay, Ngân hàng Quốc gia Campuchia, Uruguay, Thái Lan, Trung Quốc và Đông Caribbean đã đồng ý sử dụng bộ công cụ này để lên kế hoạch cho CBDC tiềm năng của chính họ trong tương lai.
Chính phủ Tunisia, Senegal, Venezuela và Quần đảo Marshall đã hoàn thành các thử nghiệm thành công cho việc ra mắt tiền tệ kỹ thuật số được nhà nước hậu thuẫn. Các ngân hàng trung ương Nhật Bản, Thụy Điển, Thụy Sĩ và khu vực đồng Euro đã bắt tay với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế để phát triển CBDC. Chúng ta hãy chờ xem liệu các ngân hàng trung ương khác có áp dụng phương pháp này đối với CBDC hay không.
- Phó Thống đốc Ngân hàng Anh: Bản thân CBDC có thể trở thành điểm thất bại cục bộ
- Bitcoin có thể giành chiến thắng trong cuộc đua vương quyền với CBDC?