Bitcoin đang gặp phải một vấn đề về quản trị, nhưng nó không giống như bạn nghĩ. Các giải pháp kỹ thuật quản lý một cách tài tình sự đồng thuận trên mạng lưới tiền điện tử phổ biến nhất thế giới. Nhưng chúng ta sẽ đối phó với sự bất bình đẳng về tài sản bằng cách nào – và sự mất cân bằng về quyền lực đi kèm với nó nữa?
Nói thẳng ra thì: Bất bình đẳng về tài sản sẽ không biến mất “một cách kỳ diệu” trong nền kinh tế Bitcoin mới.
Công nghệ đang khiến cho sự bất bình đẳng về tải sản trở nên trầm trọng hơn
Một báo cáo của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia tiết lộ rằng lượng tài sản ngày nay tập trung ở Mỹ nhiều hơn bất cứ thời điểm nào trong 100 năm qua. Chẳng hạn như Jeff Bezos, giàu hơn 30 lần so với người giàu nhất vào những năm 1980:
Bất bình đẳng về tài sản khiến người giàu tăng theo cấp số nhân. | Nguồn: Inequality.org
Không có gì đáng ngạc nhiên cả, 100 năm trước cũng đánh dấu một cột mốc khá quan trọng trong lịch sử. Thời kỳ đó được gọi là “Roaring Twenties” khi sự lạc quan phi thực tế đã tạo ra một bong bóng thị trường chứng khoán lớn, một sự sụp đổ mạnh mẽ, suy thoái kinh tế và cuối cùng là Thế chiến II.
Nếu sự xuất hiện của chủ nghĩa dân túy thời hiện đại có thể xảy ra, thì những điểm tương đồng giữa lúc đó và bây giờ được cho là giống nhau một cách đáng sợ.
Sự bất bình đẳng về tài sản trong nền kinh tế đang nở rộ của Bitcoin
Sự bất bình đẳng giàu đang “ẩn mình” trong nền kinh tế Bitcoin mới. Đó là một vấn đề.
Vậy điều này có liên quan gì đến tiền điện tử? Satoshi Nakamoto được ước tính có giá trị khoảng 7,5 tỷ đô la. Nhà sáng tạo bí ẩn của Bitcoin được báo cáo là ở đâu đó trong khu vực 1 triệu Bitcoin (BTC). Việc sở hữu một trong số 21 bitcoin tồn tại là một vị trí rất mạnh để nắm giữ, không giống như ông chủ của Amazon, Jeff Bezos.
Và điều đó có khả năng khiến chúng ta rơi vào tình trạng khó xử như chúng ta phải đối mặt với hệ thống tài chính hiện tại: “Nếu bạn có tiền, bạn sẽ điều hành mọi thứ.”
Tôi không thể tranh cãi rằng Satoshi Nakamoto không xứng đáng với điều đó. Bất cứ ai đóng góp cho lợi ích to lớn hơn của xã hội đều xứng đáng được khen thưởng. Nhưng sự thật vẫn là: nền kinh tế Bitcoin mới có thể sẽ không khác gì nền kinh tế truyền thống.
Các doanh nhân mới sẽ vươn lên và tạo dựng nên tài sản của họ. Nhưng điều gì sẽ ngăn chặn những nhà tư bản tiền điện tử mới này khỏi việc trở thành những người theo chủ nghĩa xã hội tiền điện tử? Khỏi việc độc quyền hóa các ngành công nghiệp và vận động hành lang những người giàu mới nổi? Là một “nhân viên” trong nền kinh tế tiền điện tử, bạn có thể muốn các ưu đãi tiền tệ được liên kết với đạo đức của bạn. Một người công nhân khiêm tốn sẽ làm gì?
Câu trả lời ngắn gọn là quản trị. Còn câu trả lời mang tính thực tế sẽ là: nó không hề đơn giản, đặc biệt là trong một phong trào phi tập trung.
Hầu hết các cuộc thảo luận về quản trị đều đi vào ngõ cụt. Nhưng có lẽ vấn đề lớn hơn liên quan đến động lực học ngoài chuỗi. Với cách mọi người sẽ tạo và sử dụng giá trị mà họ đã kiếm được. Bitcoin, sau tất cả, chỉ là một phần của công nghệ. Làm thế nào nó sẽ đối phó với các vấn đề đạo đức gai góc mà chính phủ thường giải quyết?
5/ The exception to "at a certain size, governance problems arise" may be networks like @decredproject that initially focus on nailing governance.
— Chris Burniske (@cburniske) April 6, 2019
Hai giải pháp cho sự bất bình đẳng về tài sản của Bitcoin
Sẽ không có những câu trả lời dễ dàng, nhưng đây là hai ý tưởng rất đáng để khám phá ngay hôm nay khi chúng ta xây dựng nền kinh tế tiền điện tử vào ngày mai.
Giới hạn thu nhập
Giới hạn thu nhập (income cap) là một ý tưởng gây tranh cãi trong đó gợi ý rằng, tất cả các cá nhân trong một nền kinh tế có thể kiếm được tới mức tối đa. Giới hạn là tùy ý và nên được xác định bằng sự đồng thuận. Giả sử giới hạn ở mức 10 triệu đô la (hoặc ± 1370 BTC). Bất cứ khoản nào kiếm được nằm trên mức giới hạn này sẽ được đưa vào một quỹ cộng đồng.
Sau đó, mạng lưới phải bỏ phiếu để xác định được cách tốt nhất để phân bổ các khoản tiền đó, có thể là sử dụng chiến dịch “làm sạch đại dương” hay cung cấp nhà ở giá rẻ cho người vô gia cư – ý tưởng ở đây là để các cá nhân có thể đạt được thành tích mà không cần phải hy sinh lợi ích lớn hơn.
Mặc dù không được ràng buộc với giới hạn thu nhập, nhưng chúng ta có thể thấy điều này thành công với cơ chế bỏ phiếu của district0x.
Các chủ sở hữu token bỏ phiếu cho định hướng tương lai của mạng lưới.
Bỏ phiếu bậc hai
Để đạt được một nhận thức lớn hơn về dân chủ cộng đồng tiền điện tử, bạn cần một hệ thống bỏ phiếu mà không thể mua chuộc được. Nhiều loại tiền điện tử dựa trên sự đồng thuận về số lượng token được sở hữu. Trong một thế giới của tiền tệ giá rẻ và máy in ấn chạy theo mô hình tập trung, nhân viên ngân hàng có thể tham gia và dễ dàng mua tiền điện tử.
Bỏ phiếu bậc hai (quadratic voting) là một ý tưởng thú vị nhằm ngăn chặn việc mua chuộc quyền lực bằng cách chỉ định cho mọi người tham gia mạng cùng một số lượng voting credits (quyền bỏ phiếu), giả sử là 16. Các credit không liên quan gì đến tiền tệ thực tế của mạng. Sử dụng quy tắc bình phương đơn giản, bạn càng cam kết nhiều phiếu cho một vấn đề cụ thể, chi phí của nó càng nhiều. Vì vậy:
- 1 phiếu = 1 credit
- 2 phiếu = 4 credit
- 3 phiếu = 9 credit
- 4 phiếu = 16 credit
Bằng cách này, mọi người trong mạng lưới sẽ có 16 credit giống nhau để bỏ phiếu cho các vấn đề mà họ thấy hứng thú. Bạn muốn làm sạch đại dương? Vậy thì hay quá rồi. Hãy đặt tất cả 16 credit vào nó. Bạn muốn bỏ phiếu cho một loạt các vấn đề khác? Không vấn đề gì. Dành 16 phiếu cho 16 vấn đề khác nhau, từ đó lan truyền sự hỗ trợ của bạn.
Những lời chỉ trích
Những ý tưởng này chắc chắn sẽ bị thách thức bởi những nhược điểm của chúng. Vấn đề đầu tiên là chúng phụ thuộc rất nhiều vào các mạng lưới dựa trên danh tính mà hầu hết người hâm mộ tiền điện tử coi thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên khám phá chúng. Các chuẩn mực được thiết lập như quốc gia hay thậm chí internet đã từng là những ý tưởng cấp tiến theo quyền riêng của chúng.
Oh cool, someone's implementing quadratic voting!
That said, this stuff *does* require a unique-identity layer to work well. I think it's one of the higher-priority layer-2 infrastructure pieces that could be built right now. https://t.co/fK5uG5kK5u
— vitalik.eth (@VitalikButerin) July 2, 2018
Nền kinh tế tiền điện tử cần phải phát triển, nếu không sẽ chết!
Vấn đề này hoàn toàn có thể không đáng sợ như vẻ bề ngoài của nó. Điều tồi tệ nhất về ICO có thể là điều tốt nhất cho tiền điện tử. Mặc dù hầu hết các đồng coin đều là thảm họa và có rất nhiều vụ chỉ là scam, thực tế là lần đầu tiên trong lịch sử, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra tiền và đưa nó ra thị trường.
Điều đó có nghĩa là nếu Bitcoin, hoặc bất kỳ loại tiền điện tử nào khác, không đáp ứng được nhu cầu của người dùng, thì họ chỉ chuyển sang giải pháp tiếp theo có thể làm được điều đó. Trong nền kinh tế cũ, giàu có đồng nghĩa với quyền lực. Trong nền kinh tế mới, chúng ta có thể sẽ có cơ hội hướng tới nền dân chủ thực sự. Câu trả lời sẽ nằm ở việc tách sự giành được tài sản ra khỏi sự tích lũy quyền lực.
Vị vua của tiền điện tử vẫn đang trong tình trạng tốt, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi cần được trả lời nếu chúng ta muốn ngăn chặn sự bất bình về tài sản trong nền kinh tế Bitcoin mới.
- Tại sao Bitcoin đang tiến xa hơn so với các Altcoin?
- Lỗi lạm phát vẫn là mối nguy hiểm cho hơn một nửa số full-node của Bitcoin
Diệu Anh
Tạp chí Bitcoin/CCN