Một cơ quan chính phủ Nga đã yêu cầu các nhà thầu trả giá để tìm cách chặn các công nghệ internet chống kiểm duyệt, như mesh network. Danh sách này bao gồm công ty ứng dụng nhắn tin blockchain chưa được ra mắt của Telegram.
Cuộc gọi truyền lệnh được công bố vào ngày 3 tháng 3 bởi General Radio Frequency Center, cơ quan kiểm soát việc sử dụng tần số vô tuyến ở Nga và lần đầu tiên được báo cáo bởi hãng tin tức crypto Forklog bằng tiếng Nga.
Theo thông báo, cơ quan này đang tìm kiếm nghiên cứu về những công nghệ có thể được sử dụng để truy cập vào nội dung bị hạn chế, bao gồm nội dung cực đoan, ngoài các giao thức internet truyền thống.
Các nghiên cứu nên chỉ ra các cách để chặn truy cập vào công nghệ này, cơ quan nói với các nhà thầu.
Danh sách các công nghệ bao gồm các mesh network, giao thức IoT và các giao thức cho phép web ẩn danh, bao gồm Dự án Internet vô hình (I2P), Bộ định tuyến Onion (TOR), Freenet, Zeronet, anoNet và Telegram Open Network (TON).
Các công nghệ này “được sử dụng để xây dựng các mạng Darknet ẩn danh”, cơ quan này cho biết. BTC và các loại crypto khác không được đề cập đến.
“Unblockable”
Không rõ danh sách được hình thành như thế nào. TON được đề cập đến vì mạng blockchain Telegram được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng cho mạng ngang hàng (Mạng TON P2P), quản lý trang web (TON DNS) và ẩn danh (TON Proxy).
Theo white paper TON, một hệ thống khi được ra mắt đầy đủ, sẽ cho phép trình duyệt vượt qua các giới hạn mà nhà nước áp đặt cho các nhà cung cấp dịch vụ. “Có thể dễ dàng bảo vệ tính ẩn danh của người dùng mạng bằng TON Proxy và tất cả các dịch vụ sẽ được unblockable một cách hiệu quả”, theo white paper.
Ngay cả khi Telegram vướng vào cuộc chiến pháp lý với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), đang tìm cách ngăn chặn sự ra mắt của TON, có nhiều dấu hiệu cho thấy công ty tiếp tục triển khai các thành phần của mạng lưới trong tương lai. Tuần trước, Telegram đã công bố hướng dẫn đăng ký trang web bằng TON DNS.
Telegram đã đối đầu với chính quyền Nga trong thời gian dài, họ đã cố gắng kiểm soát hoặc tạm ngừng ứng dụng. Vào năm 2017, cơ quan phản gián Nga, Dịch vụ Bảo mật Liên bang (FSB), đã yêu cầu Telegram chia sẻ khóa mã hóa cho ứng dụng nhắn tin hàng đầu của mình. Telegram bị thua kiện tại tòa án cố gắng chống lại yêu cầu đó nhưng vẫn không chịu giao khóa.
Kể từ mùa hè năm 2017, Roscomnadzor, cơ quan giám sát của General Radio Frequency Center, đã cố gắng chặn Telegram ở Nga nhưng không thành công. Telegram đã sử dụng kỹ thuật domain fronting, ẩn lưu lượng của nó đằng sau các dịch vụ khác.
Kết quả là, dù theo dõi Telegram, Roscomnadzor vẫn không thể làm được gì, dù đã chặn nhiều trang web khác nhau nhưng lại không phải Telegram, làm dấy lên làn sóng bức xúc của người dùng internet.
Trò chơi Tường thành sắt
Theo Mitja Goroshevsky, CTO của TON Labs, đối với mạng TON tương lai, việc startup hoạt động dựa trên các công cụ dành cho các nhà phát triển TON, việc chặn TON sẽ trở nên khó khăn hơn.
“Ngay cả khi có một “Tường thành sắt” và tất cả các kênh liên lạc với thế giới bên ngoài đều bị chặn, cơ hội để chặn nó chỉ khoảng 5%”, Goroshevsky cho biết, ngay cả trong Chiến tranh Lạnh, người ta đã điều chỉnh các đài phát thanh Hoa Kỳ bao gồm Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hoặc Đài phát thanh Tự do bằng cách sử dụng bóng bán dẫn tại nhà.
“Đó sẽ chỉ là một sự ô nhục đối với Roscomnadzor”, anh nói.
Và để can thiệp vào mạng, 30% các validator sẽ phải chịu tổn thất và hầu hết các validator nằm ngoài nước Nga, Goroshevsky tiết lộ.
Vì ở Nga không có nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn như Google hay Amazon, thêm vào đó rủi ro từ việc chặn khiến các validator mất lòng tin vào các máy chủ có trụ sở ở Nga, anh nói.
Gần đây, Nga đã thử nghiệm một cơ chế đưa mạng internet của mình ra khỏi phần còn lại của thế giới, theo luật “Runet tối cao” tương tự như Tường lửa vĩ đại của Trung Quốc.
- Sàn Liquid của Nhật Bản đã hủy bỏ việc bán token Gram chưa ra mắt của Telegram
- Telegram sẽ cung cấp đầy đủ hồ sơ ngân hàng cho SEC trong vụ kiện Gram ICO
Thùy Ngân
Theo Coindesk