Nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) là gì?

Updated: 07/12/2020 at 14:48

Có thể hiểu nhà tạo lập thị trường tự động như một con robot luôn sẵn sàng xác định mức giá giữa hai tài sản. Một số loại sử dụng công thức đơn giản như Uniswap, trong khi Curve, Balancer và những nền tảng khác sử dụng công thức phức tạp hơn.

AAM

Bạn không chỉ có thể giao dịch đáng tin cậy bằng cách sử dụng AMM mà còn có thể cung cấp thanh khoản cho pool (nhóm) thanh khoản. Điều này về cơ bản cho phép bất kỳ ai trở thành nhà tạo lập thị trường trên sàn giao dịch và kiếm được phí cung cấp thanh khoản.

Các AMM đã và đang thực sự tìm được chỗ đứng thích hợp trong không gian DeFi (tài chính phi tập trung) do cách sử dụng đơn giản và dễ dàng. Việc phân cấp thị trường theo cách này là bản chất của tầm nhìn về tiền điện tử.

Giới thiệu

DeFi được quan tâm đặc biệt trên Ethereum. Bằng chứng là yield farming (canh tác lợi nhuận) đã trở thành một cách phổ biến để phân phối token, token hóa Bitcoin trên Ethereum đang phát triển và khối lượng cho vay nhanh bùng nổ.

Trong khi đó, các giao thức tạo lập thị trường tự động như Uniswap thường xuyên có khối lượng cạnh tranh, tính thanh khoản cao và số lượng người dùng ngày càng tăng.

Nhưng các sàn giao dịch này hoạt động như thế nào? Tại sao việc thiết lập thị trường cho các coin có tên thực phẩm mới nhất lại nhanh chóng và dễ dàng như vậy? AMM có thể thực sự cạnh tranh với các sàn giao dịch truyền thống có sổ lệnh không? Hãy cùng tìm hiểu.

Nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) là gì?

Nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) là giao thức sàn giao dịch phi tập trung (DEX) dựa trên công thức toán học để định giá tài sản. Thay vì sử dụng sổ lệnh như sàn giao dịch truyền thống, tài sản được định giá theo một thuật toán định giá.

Công thức này có thể thay đổi theo từng giao thức. Ví dụ: Uniswap sử dụng x * y = k, trong đó x là số lượng của một token trong pool thanh khoản và y là số lượng của token kia. Trong công thức này, k là hằng số cố định, có nghĩa là tổng thanh khoản của pool luôn phải giữ nguyên. Các AMM khác sẽ sử dụng công thức khác cho các trường hợp sử dụng cụ thể theo mục đích của họ. Tuy nhiên, điểm giống nhau giữa tất cả là chúng xác định giá theo thuật toán.

Nhà tạo lập thị trường truyền thống thường phù hợp với các công ty có nguồn lực lớn và chiến lược phức tạp. Các nhà tạo lập thị trường giúp bạn có được mức giá tốt và chênh lệch giá mua-bán nhỏ trên một sàn giao dịch có sổ lệnh như Binance, Coinbase. Các nhà tạo lập thị trường tự động phân cấp quá trình này và cho phép tất cả mọi người về cơ bản tạo ra thị trường trên blockchain.

AMM hoạt động như thế nào?

AMM hoạt động tương tự như sàn giao dịch có sổ lệnh, trong đó có các cặp giao dịch – ví dụ: ETH/DAI. Tuy nhiên, không cần phải có đối tác (một trader khác) ở phía bên kia để thực hiện giao dịch. Thay vào đó, người dùng tương tác với hợp đồng thông minh “tạo ra” thị trường.

Trên sàn giao dịch phi tập trung như Binance DEX, các giao dịch diễn ra trực tiếp giữa ví của người dùng. Nếu bán BNB để lấy BUSD trên Binance DEX, sẽ có người khác ở phía bên kia của giao dịch mua BNB bằng BUSD của họ. Chúng ta có thể gọi đây là giao dịch ngang hàng (P2P).

Ngược lại, bạn có thể coi AMM là hợp đồng ngang hàng (P2C). Theo nghĩa truyền thống, không cần đối tác vì giao dịch diễn ra giữa người dùng và hợp đồng. Vì không có sổ lệnh nên cũng không có loại lệnh nào trên AMM. Thay vào đó, giá nhận được cho một tài sản bạn muốn mua hoặc bán được xác định bằng công thức. Mặc dù cần lưu ý một số thiết kế AMM trong tương lai có thể làm mất tác dụng hạn chế này.

Vì vậy, không cần đối tác, nhưng ai đó vẫn phải tạo ra thị trường. Thanh khoản trong hợp đồng thông minh vẫn phải được cung cấp bởi người dùng được gọi là nhà cung cấp thanh khoản (LP).

Pool thanh khoản là gì?

Các nhà cung cấp thanh khoản (LP) thêm tiền vào pool thanh khoản. Bạn có thể hiểu pool thanh khoản là một đống tiền lớn mà các trader giao dịch dựa vào đó. Đổi lại việc cung cấp thanh khoản cho giao thức, LP kiếm được phí từ các giao dịch xảy ra trong pool của họ. Trong trường hợp của Uniswap, LP gửi giá trị tương đương của 2 token – ví dụ: 50% ETH và 50% DAI vào pool ETH/DAI.

Ai cũng có thể trở thành nhà tạo lập thị trường? Đúng vậy! Khá dễ dàng để thêm tiền vào pool thanh khoản. Phần thưởng được xác định bởi giao thức. Ví dụ: Uniswap v2 tính phí các trader 0,3% và số tiền đó trực tiếp chuyển cho LP. Các nền tảng hoặc fork khác có thể tính phí thấp hơn để thu hút nhiều nhà cung cấp thanh khoản hơn vào pool của họ.

Tại sao thu hút thanh khoản lại quan trọng? Do cách thức hoạt động của AMM, càng có nhiều thanh khoản trong pool thì các lệnh lớn bị trượt giá càng ít. Kéo theo đó, có thể thu hút nhiều khối lượng hơn đến nền tảng, v.v.

Các vấn đề về trượt giá sẽ khác nhau với các thiết kế AMM khác nhau, nhưng đó chắc chắn là điều cần lưu ý. Hãy nhớ rằng, giá cả được xác định bởi thuật toán. Nói một cách đơn giản, nó được xác định bằng tỷ lệ giữa các token trong pool thanh khoản thay đổi như thế nào sau khi giao dịch. Nếu tỷ lệ thay đổi theo biên độ rộng, mức trượt giá sẽ lớn.

Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, giả sử bạn muốn mua tất cả ETH trong pool ETH/DAI trên Uniswap. Điều đó là không thể! Bạn sẽ phải trả phí chênh lệch ngày càng cao theo cấp số nhân cho mỗi ETH khác, nhưng vẫn không bao giờ có thể mua tất cả số coin đó từ pool. Tại sao? Đó là do công thức x * y = k. Nếu x hoặc y bằng 0, nghĩa là không có ETH hoặc DAI trong pool, thì phương trình sẽ không còn ý nghĩa nữa.

Nhưng đây chưa phải là tất cả về AMM và pool thanh khoản. Bạn cần lưu ý một điều khác khi cung cấp thanh khoản cho AMM: thua lỗ tạm thời (impermanent loss).

Thua lỗ tạm thời là gì?

Thua lỗ tạm thời xảy ra khi tỷ lệ giá của các token đã gửi thay đổi sau khi bạn gửi chúng vào pool. Thay đổi càng lớn thì thua lỗ tạm thời càng nhiều. Đây là lý do tại sao AMM hoạt động tốt nhất với các cặp token có giá trị tương tự, chẳng hạn như stablecoin hoặc wrapped token. Nếu tỷ lệ giá giữa cặp này duy trì trong một phạm vi tương đối nhỏ, thua lỗ tạm thời cũng không đáng kể.

Mặt khác, nếu tỷ lệ thay đổi nhiều, các nhà cung cấp thanh khoản có lẽ tốt hơn chỉ nên giữ token thay vì thêm tiền vào pool. Mặc dù vậy, các pool của Uniswap như ETH/DAI chịu kha khá thua lỗ tạm thời nhưng vẫn có lợi nhuận nhờ phí giao dịch mà họ tích lũy được.

Như đã nói, thua lỗ tạm thời không phải là cách hay để gọi tên hiện tượng này. “Tạm thời” giả định rằng nếu tài sản quay trở lại giá như ban đầu chúng được gửi thì tổn thất sẽ được giảm nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn rút tiền tại tỷ lệ giá khác với khi bạn gửi chúng thì khoản lỗ sẽ kéo dài. Trong một số trường hợp, phí giao dịch có thể giảm thiểu thiệt hại, nhưng điều quan trọng vẫn là cân nhắc các rủi ro.

Hãy cẩn thận khi gửi tiền vào AMM và đảm bảo hiểu rõ thua lỗ tạm thời. Nếu muốn có cái nhìn tổng quan nâng cao về thua lỗ tạm thời, hãy đọc bài viết của Pintail.

Kết luận

Các nhà tạo lập thị trường tự động là một phần chính của không gian DeFi. Về cơ bản, họ cho phép bất kỳ ai tạo ra thị trường một cách liền mạch và hiệu quả. Mặc dù có những hạn chế so với sàn giao dịch có sổ lệnh, nhưng sự đổi mới tổng thể mà AMM mang lại cho tiền điện tử là vô giá.

AMM vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Các AMM mà chúng ta biết và sử dụng ngày nay như Uniswap, Curve và PancakeSwap có thiết kế khéo léo, nhưng khá hạn chế về tính năng. Có nhiều khả năng sẽ có những thiết kế AMM sáng tạo hơn trong tương lai. Điều này sẽ dẫn đến phí thấp hơn, ít ma sát hơn và cuối cùng là thanh khoản tốt hơn cho mọi người dùng DeFi.

Gia nhập sàn Binance Futures theo link của Tạp Chí Bitcoin để được giảm 10% phí giao dịch.

Minh Anh

Theo Academy Binance

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Trong vòng một tháng qua, các dòng Bitcoin đổ vào sàn giao dịch gần như hoàn toàn đến từ nguồn cung vừa mới di chuyển, cho thấy sự tham gia rất hạn chế của các holder lâu năm. Theo dữ liệu từ CryptoQuant, gần 75% lượng Bitcoin nạp lên sàn... ...

Trong thời đại mà Instagram, TikTok và Facebook thống trị mọi màn hình điện thoại, một sự kiện bất ngờ vừa diễn ra tại Phần Lan. Ứng dụng Pi Network đã vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các ứng dụng xã hội miễn phí hàng đầu.... ...

Trong vòng 24 giờ qua, VIRTUAL đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng hơn 23%, trở thành đồng altcoin có hiệu suất tốt thứ hai trên thị trường crypto. Động lực tăng giá này diễn ra trong bối cảnh Bitcoin vừa lấy lại mốc 100.000 USD, khơi dậy một... ...

Tập đoàn đầu tư Nhật Bản Metaplanet tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số tại châu Á khi công bố kế hoạch phát hành thêm một đợt trái phiếu không lãi suất trị giá 21,25 triệu USD, với mục tiêu duy... ...

Kể từ khi vực dậy trở lại mốc $2 quan trọng vào giữa tháng 4, token thanh toán xuyên biên giới của Ripple đã bị mắc kẹt trong vùng giá dao động giữa $2 (đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ tâm lý) và $2,26, vùng kháng cự chính đã... ...

Ngày 9/5, CEO CryptoQuant Ki Young Ju – một trong những chuyên gia phân tích on-chain hàng đầu – đã đăng tải một tuyên bố công khai trên nền tảng X, thừa nhận dự đoán sai lầm trước đó về việc chu kỳ tăng giá của Bitcoin đã kết thúc.... ...

Sau một thời gian dài giao dịch ảm đạm và bị thị trường bỏ lại phía sau, Ethereum đã bất ngờ ghi nhận một cú bứt phá mạnh mẽ, vượt trội so với phần lớn các tài sản tiền điện tử khác. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, giá ETH... ...

Hôm nay, thị trường tiền điện tử đang chuẩn bị cho những biến động mạnh mẽ khi hơn 3 tỷ USD giá trị quyền chọn Bitcoin và Ethereum chính thức đáo hạn. Với những hợp đồng lớn cùng các mức “đau tối đa” (maximum pain) đã được xác định, câu... ...

Khi Tổng thống Donald Trump ngày càng mở rộng quan hệ với ngành crypto, các thành viên đảng Dân chủ đã lên tiếng cảnh báo, cáo buộc ông đang vận hành một “chính quyền vận hành theo lợi ích”. Tuy nhiên, đằng sau những tranh cãi gay gắt đó, một... ...

Unichain, blockchain Layer 2 gốc của Uniswap, đã vượt qua Ethereum để trở thành chuỗi chủ đạo cho phiên bản Uniswap v4, chiếm khoảng 75% tổng khối lượng giao dịch — theo dữ liệu từ Dune Analytics do Entropy Advisors tổng hợp. Trong khi đó, Ethereum hiện chỉ chiếm dưới... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode