RSI là gì? Những ứng dụng thực tiễn của RSI vào trading

Updated: 13/04/2019 at 13:28

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi của giá, để đánh giá các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức trong giá của một đồng tiền kỹ thuật số hoặc một loại tài sản khác. RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (biểu đồ đường di chuyển giữa hai thái cực) và có thể có số đọc từ 0 đến 100. Chỉ báo này được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. và được giới thiệu trong cuốn sách của ông vào năm 1978, New Concepts in Technical Trading Systems (Khái niệm mới trong hệ thống giao dịch kỹ thuật).

Công thức để tính RSI

Tính RS (Relative Strength – Sức mạnh tương đối):

RS được tính bằng cách chia trung bình giá đóng cửa tăng trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 14 phiên) cho trung bình giá đóng cửa giảm trong cùng khoảng thời gian đó.

RS= Trung bình Tăng / Trung bình Giảm

Trong đó:

    • “Trung bình Tăng” là tổng giá trị của các phiên tăng chia cho số phiên tăng trong khoảng thời gian xác định.
    • “Trung bình Giảm” là tổng giá trị của các phiên giảm chia cho số phiên giảm trong khoảng thời gian đó.

Tính RSI:

Sau khi có RS, tính RSI theo công thức:

RSI=100 − 100/(1+RS)

Giải thích công thức:

  • RSI dao động từ 0 đến 100.
  • Khi RSI > 70, tài sản có thể đang trong trạng thái quá mua (có thể điều chỉnh giá giảm).
  • Khi RSI < 30, tài sản có thể đang trong trạng thái quá bán (có thể có tiềm năng phục hồi giá).

I. Cách sử dụng chỉ báo RSI trong phân tích kỹ thuật

Cách sử dụng cơ bản nhất của chỉ báo RSI là RSI mà vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì bán ra, ngược lại, RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên trở lại thì mua vào. Hoặc 1 cách sử dụng khác là giá cắt lên vùng 50 thì là xu hướng tăng, cắt xuống vùng 50 là xu hướng giảm (sự chuyển đổi xu hướng thị trường). Anh em xem hình minh họa dưới đây cho rõ hơn.

chi-bao-rsi

Tuy nhiên, nếu chỉ có nhiêu đó thì RSI đâu dễ dàng được tin dùng như vậy. Bài viết này mình xin hướng dẫn thêm 1 số cách sử dụng RSI khác mà nhiều Trader vẫn đang dùng.

1. Phân kỳ thường

Phân kỳ thưởng là một trong những kiến thức rất hữu ích của phân tích kỹ thuật, đây là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự “lệch pha” giữa giá và indicator (chỉ báo), có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều.

chi-bao-rsi
Như chúng ta thấy ở vùng 1 khi RSI cho ta thấy đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, nhưng biểu đồ giá lại cho ta thấy đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Điều này cho thấy lực mua đã giảm và giá của tài sản này đang được định giá cao, khả năng đảo chiều có thể xảy ra tại thiểm này. Tương tư với vùng 2.

2. Phân kỳ kín

Phân kỳ này ngược đôi chút so với Phân kỳ thường nói trên. Nếu phân kỳ thường là xác định sự đảo chiều của giá, thì phân kỳ kín xác định xem xu hướng giá có tiếp tục hay không. Phân kỳ kín xảy ra khi giá tạo đáy cao hơn nhưng RSI tạo đáy thấp hơn. Điều này cho thấy giá vẫn đang tiếp tục xu hướng tăng. Đây là phương pháp mà các trader theo xu hướng thường hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong 1 xu hướng.

chi-bao-rsi

Khi giá tạo đỉnh thấp hơn nhưng RSI tạo đỉnh cao hơn thì Giá vẫn đang nằm trong xu hướng giảm.

3. Đường xu hướng của RSI

Đây cũng là cách mà một số “cao thủ” dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá gãy đường xu hướng – trendline – của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, cẩn thận đảo chiều

4. Mô hình trong chỉ số RSI

Chiêu này cũng được khá nhiều trader sử dụng. Các mô hình được vẽ dưới biểu đồ RSI cũng như vẽ trên biểu đồ giá vậy. Sự đảo chiều được dự báo sẽ xảy ra khi giá phá mô hình.

chi-bao-rsi

5. Xác định xu hướng mới với vùng 45-55

Vùng nằm giữa 45 – 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì 1 xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướng giảm, cắt lên 55 là xu hướng tăng.

chi-bao-rsi

II. Những hạn chế của chỉ báo RSI

Chỉ số RSI so sánh đà tăng giá và giảm giá và hiển thị kết quả trong một bộ dao động có thể được đặt cùng với biểu đồ giá. Giống như hầu hết các chỉ báo kỹ thuật, tín hiệu của nó đáng tin cậy hơn với xu hướng dài hạn. Tín hiệu đảo ngược thực sự rất hiếm và khó có thể trách khỏi những dự báo sai. Ví dụ:

chi-bao-rsi

Như trên hình ta thấy biểu đồ giá cho ta thấy đáy sau thấp hơn đáy trước, chỉ báo RSI lại là đáy sau cao hơn đáy trước. Theo như phân kỳ thường thì đây là tín hiệu tốt để mua vào vì khả năng đảo chiều có thể xảy ra nhưng giá lại đi ngang và sau đó lại tiếp tục xu hướng giảm. Vậy nên chúng ta nên kết hợp với những chỉ báo khác để tăng độ tin cậy khi vào lệnh hơn như chỉ báo đường trung bình động MA, chỉ báo GMMA

RSI là chỉ báo hiển thị động lượng nên miễn là đà giá của tài sản vẫn mạnh (tăng hoặc giảm), chỉ báo có thể ở trong vùng quá mua hoặc bán quá mức trong thời gian dài. Do đó, chỉ báo RSI đáng tin cậy nhất trong một thị trường dao động khi giá đang trong thời kỳ có xu hướng( tăng hoặc giảm ). Chỉ báo này không tốt trong thị trường Sideway.

Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn

Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io

Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Xem thêm:

SN_Nour

Tạp chí Bitcoin

  • Thẻ đính kèm:
  • WoD
Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Sàn giao dịch Cboe vừa đệ trình các sửa đổi cho năm quỹ ETF liên quan đến tiền điện tử, cho phép các bên tham gia được ủy quyền có thể tạo và mua lại chứng chỉ quỹ theo hình thức in-kind — tức đổi trực tiếp bằng Bitcoin hoặc... ...

Trong số 58 tổ chức hiện đang nắm giữ Ethereum (ETH) trong kho bạc của mình, 10 công ty niêm yết công khai hiện đang nắm giữ khoảng 865.265 ETH, tương đương 3,2 tỷ USD. Theo dữ liệu từ Strategic ETH Reserve, bốn công ty niêm yết mới đây đã... ...

Tổng vốn hóa thị trường crypto (TOTAL) hiện đang trong sắc xanh nhờ tâm lý lạc quan lan rộng trên toàn bộ các token. Bitcoin đã vượt mốc 120.000 đô la trong phiên giao dịch trong ngày trước khi giảm nhẹ về 119.000 đô la. Trong nhóm altcoin, Pudgy Penguins... ...

Pepe (PEPE) đang cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, tăng gần 57% trong tháng. Trong khi thị trường chung đã hạ nhiệt trong 24 giờ qua, PEPE vẫn là một trong số ít token giao dịch gần với mức breakout kỹ thuật quan trọng. Bất chấp đà tăng... ...

Hàng đợi rút ETH trên mạng lưới Ethereum đã tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một năm qua, làm dấy lên lo ngại về áp lực bán tiềm ẩn sau đợt tăng giá mạnh của ETH. Tính đến chiều ngày 22/7 theo giờ Mỹ, hơn 519.000 ETH –... ...

Bitcoin (BTC) đã bước vào giai đoạn củng cố sau khi đạt mức ATH trên $123.000, vùng thường ghi nhận sự tích lũy trước khi có một cú breakout mạnh mẽ. Điều thú vị là hoạt động chốt lời của holder dài hạn đã đạt mức cao nhất trong năm... ...

LetsBonk — nền tảng launchpad token trên Solana được hậu thuẫn bởi BONK — tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, liên tục lập kỷ lục mới ở mọi chỉ số định lượng. Trong tuần qua, tổng cộng khoảng 150.000 token đã được khởi chạy... ...

Mùa altcoin tiếp tục tăng tốc khi khối lượng giao dịch hàng ngày trên Binance Futures vọt lên 100,7 tỷ đô la — mức cao nhất kể từ ngày 3 tháng 2. Sự bùng nổ mạnh mẽ này diễn ra ngay sau khi Bitcoin thiết lập mức đỉnh mới trong... ...

XRP gần đây đã đạt mức đỉnh kỷ lục mới (ATH) trước khi bước vào giai đoạn củng cố đi ngang. Altcoin này đã chật vật vượt qua ngưỡng kháng cự nhưng cũng đã tránh được một đợt điều chỉnh lớn. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng này có thể... ...

Sau khi tăng mạnh 35% trong tuần qua, Pudgy Penguins (PENGU) hiện đang dao động ngay dưới một ngưỡng kháng cự quan trọng. Trong khi phần lớn thị trường altcoin đang hạ nhiệt, giá PENGU lại cho thấy dấu hiệu sẵn sàng breakout nếu có thể vượt qua một “bức... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode