Trang chủ Kinh nghiệm Trade Coin Thợ săn Cá Mập phần 1: Bí mật tâm lý đằng sau...

Thợ săn Cá Mập phần 1: Bí mật tâm lý đằng sau chiêu trò pump and dump của Cá

I. Cá mập tiền điện tử và những lời đồn như đời

“Cá mập” có lẽ đã trở thành khái niệm kinh điển nhất với các nhà đầu tư tiền điện tử, nhất là với các nhà đầu tư mới. Trong quan niệm của mọi người, “cá mập” thường được nhắc đến như một tay chơi vạn năng, có khả năng dời thiên lập địa, chuyên môn pump/dump thị trường không theo bất kỳ quy luật nào, và làm anh em liên tục đu đỉnh.

Vậy những lời đồn này có thật hay không?

Xin thưa là vừa có vừa không. Trong thị trường tiền điện tử, hiện tại vẫn luôn có những nhóm đang tìm cách thao túng thị trường để kiếm lời. Tuy nhiên họ cũng chỉ là người bình thường như chúng ta, và họ không có quyền năng vô hạn. Thường thì phương pháp kiếm lời của cá mập cũng có quy luật, và tất nhiên cũng thường xuyên bị bắt bài cùng thua lỗ như thường.

Vậy nên, hôm nay Tạp Chí Bitcoin sẽ cho ra mắt loạt bài viết có chủ đề là “Thợ săn cá mập”. Loạt bài viết này sẽ tập trung vào việc phân tích các chiêu trò tâm lý đằng sau quy trình pump and dump, cũng như bóc tách quy trình này của cá mập trong thị trường tiền điện tử. Trong bài viết cuối, mình sẽ phân tích thêm tình hình thị trường hiện tại, và trả lời câu hỏi đang khá nhạy cảm, đó là “Cá mập đã thực sự rời bỏ thị trường tiền điện tử hay chưa. Vì đối với mình, sự tồn tại của “cá mập” trong thị trường tiền điện tử không phải là điều xấu, mà thậm chí còn tốt là đằng khác.

II. Cá mập tiền điện tử là gì. Tại sao phải có quy trình bơm thổi?

1. Cá mập là ai?

Hiện tại trong thị trường tiền điện tử thế giới đang tồn tại khái niệm là Cá voi ( Whale ). Về Việt Nam, Whale được đổi tên thành Cá mập, và đây là thuật ngữ được mọi người dùng nhiều nhất. Dù sao thì cá voi hay cá mập thì cũng chỉ là biệt danh dùng để chỉ những cá nhân, tổ chức nắm rất nhiều coin từ việc đầu tư từ sớm hay có nhiều tiền mà thôi. Và với kinh nghiệm cũng như điều kiện tài chính của họ, Cá Mập luôn tìm cách thao túng thị trường theo ý đồ của mình nhằm kiếm lời từ những nhà đầu tư thiếu cảnh giác.

Một điều lưu ý dành cho các bạn, đó là Cá mập không chơi với số vốn nhỏ như người bình thường. Bạn và tôi, những người với số vốn vài nghìn cho đến vài chục nghìn, thậm chí trăm nghìn đô, chẳng là gì so với cá mập. Chính vì vậy, cách kiếm tiền của họ cũng phải khác so với số đông. Thay vì trade hàng ngày như đa phần mọi người, Cá mập thường chọn cách nắm giữ và bơm thổi để có thể kiếm tiền.

2. Tại sao phải có quy trình pump and dump?

Đối với Cá mập, cái quan trọng nhất đối với họ không phải là giá cả của đồng coin. Nên nhớ đa phần các cá mập hoạt động trên thị trường tiền điện tử đều có một số vốn khá lớn, lớn hơn đáng kể so với khối lượng giao dịch hàng ngày mà thị trường có thể hấp thụ được trong điều kiện bình thường. Chính vì vậy, đối với cá mập, cái quan trọng nhất đối với họ là thanh khoản. Hay nói cách khác, tư duy của cá mập không phải mua thấp bán cao. Tư duy của cá mập sẽ là mua tại vùng cao, và bán tại vùng cao hơn nữa cho càng nhiều người càng tốt. Và để có thanh khoản, cá mập buộc phải tạo quy trình pump and dump.

Có 2 lý do chính bắt buộc cá mập phải có chiêu trò pump and dump. Lý do đầu tiên xuất phát từ quy mô của thị trường tiền điện tử còn quá bé và thiếu khung hành lang pháp lý. Chính vì vậy cá mập có thể thoải mái sử dụng những chiêu trò pump/dump của mình mà không sợ bị các cơ quan quản lý sờ gáy như các thị trường tài chính khác. Lý do thứ 2 đến từ việc, thực chất Altcoin không hề có giá trị nội tại. Và chính vì Altcoin không có giá trị nội tại, nên cá mập đã dùng đến chiêu trò tâm lý để có thể dụ nhà đầu tư mua những đồng Altcoin vô giá trị.

III. Bí mật tâm lý của việc “đu đỉnh”.

Để tránh việc mua coin tại đỉnh và bán tại đáy, người chơi cần biết nguyên lý tâm lý của đa phần người chơi trong cộng đồng tiền điện tử hoạt động. Tại sao bạn lại mua coin? Tại sao bạn lại bán coin? Điều gì khiến bạn nghĩ là 1 đồng coin/1 dự án có tiềm năng?

Trên thực tế, hầu hết những suy nghĩ của bạn đều bị thao túng bởi cá mập. Thông qua quy trình pump and dump cũng như thao túng tâm lý, người chơi tiền điện tử không tỉnh táo thường bị xoay như chong chóng và vướng vào vòng xoáy của sự FOMO.

Trước tiên, để nắm được bí mật tâm lý này, mình muốn các bạn phải ngẫm lại và tự trả lời câu hỏi đơn giản, tại sao bạn lại đầu tư vào thị trường này?

Hãy bỏ qua những lời nói như “mình là người ủng hộ công nghệ Blockchain, mình muốn đầu tư vào tương lai hay mình chỉ đơn giản tin vào nó”. Lý do khiến hầu hết mọi người đầu tư vào thị trường tiền điện tử, là vì lợi nhuận kinh khủng của thị trường này, những lợi nhuận lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Thành thật mà nói, thị trường tiền điện tử chỉ nhận được sự chú ý, cũng như là nguồn tiền mới nhiều nhất khi nó đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Một đồng coin, một dự án được coi là tốt chỉ khi nó lập đỉnh liên tục và ngược lại, nếu một đồng coin đi xuống liên tiếp, nó sẽ nhanh chóng bị coi là “shitcoin” vô giá trị.

Mà đúng là, Altcoin hầu như vô giá trị thật. Nó chỉ có giá trị dựa vào lòng tham của người tham gia mà thôi.

Lợi dụng điều này, cá mập đã có những chiêu trò dùng để kích thích tâm lý tham lam cũng như sợ hãi của người chơi, để họ liên tục mua cao bán thấp.

Vì Altcoin vốn không có giá trị nội tại, nên cá mập đã dùng một chiêu trò rất đơn giản nhưng tác dụng lại vô cùng cao để người chơi tự gắn 1 giá trị cho nó, đó là pump and dump đẩy giá.

Thợ săn Cá Mập phần 1: Bí mật tâm lý đằng sau chiêu trò bơm thổi của Cá.

Nếu không có những pha bơm như này, làm gì có ai biết đến mặt mũi Justin Sun là thằng nào.

Đa phần người chơi mà mình biết khi mua TRX giá 150 satoshi và nghĩ là mình sẽ đầu tư dài hạn, đa phần đều nhìn vào cái mốc đỉnh 1000 – 2000 satoshi của nó và mong sẽ có ngày quay lại đó. Điều tương tự cũng xảy ra với ETH, NEO, XRP, EOS, hay bất cứ đồng coin nào trong thị trường. Chỉ cần pump nó lên một mức giá không tưởng, vậy là cá mập đã có một cơ số những người chờ mua ở các mốc dưới, với hy vọng là coin mình mua sẽ trở lại đỉnh cũ. Đa phần điều này sẽ không xảy ra, cũng như là việc mình nghĩ còn lâu lắm các bạn mới thấy XRP quay trở lại đỉnh 3$ vậy.

Khi trade coin, đa phần người chơi bị lòe bởi yếu tố giá này. Thay vì nhìn vào điều kiện của thị trường hiện tại, họ lại nhìn vào những mốc giá trong quá khứ để hy vọng và phỏng đoán cho giá trị của nó. Đa phần nhà đầu tư tiền điện tử thường mua khi nhìn vào vùng “đỉnh” quá cao, và bán khi nhìn vào vùng “đáy” quá thấp. Đáng buồn là cá mập lại làm ngược lại, họ bán ra khi giá bắt đầu đi xuống, và mua vào khi giá bắt đầu đi lên. Đọc đến đây thì bạn đừng quá buồn và nghĩ rằng cá mập nhắm đến một mình bạn nhé. Thường thì họ nhắm đến đám đông cơ, và vô tình thì bạn lại một trong những cá nhân thuộc vào đám đông đó.

Thợ săn Cá Mập phần 1: Bí mật tâm lý đằng sau chiêu trò bơm thổi của Cá. 

Có ai mua AION để mong nó về lại đỉnh không nhỉ, giảm 100 lần so với đỉnh rồi đó. Điều này có nghĩa là kể cả nếu bạn mua AION với giá giảm 10 lần so với đỉnh, bạn cũng sẽ chia 10 lần tài khoản tiếp.

Vậy nên, mình vẫn hay bảo mọi người rằng, khi tradecoin, đừng bao giờ nhìn vào mốc giá cũ của coin trong quá khứ, mà hãy chỉ chú ý đến hiện tại mà thôi. Vì một khi cá mập đã bơm 1 đồng coin lên đến đỉnh rồi thì rất ít khả năng họ sẽ bơm lại nó về mốc đó. Chính vì vậy đừng bao giờ mua coin vì nghĩ nó “quá rẻ”. Trong thị trường tiền điện tử, không có mốc giá nào là quá cao, cũng như là không có mốc giá nào là quá thấp đâu. Thay vào đó, tốt hơn là bạn nên nắm rõ chu kỳ pump and dump của cá mập, để từ đó tránh cho bản thân mình khỏi bị đu đỉnh, cũng như là nắm rõ thời điểm vào lệnh đi theo cá mập thì tốt hơn.

IV. Tạm kết

Vậy là trong phần 1 của Series “Thợ săn Cá mập”, các bạn đã học được định nghĩa về cá mập, cũng như là bí mật tâm lý đằng sau chu trình pump and dump của cá mập rồi. Nắm được chu trình tâm lý này, các bạn có thể sẽ không giàu. Nhưng ít nhất, các bạn sẽ tránh được việc mất tiền một cách thiếu hiểu biết, cũng như là trở thành “Holders bất đắc dĩ”. Phần 2 của bài viết sẽ phân tích kỹ từng bước mà cá mập dùng trong 1 chu trình “Bơm-xả” coin, cũng như là phân tích xem thị trường tiền điện tử thảm như thế nào nếu không có cá mập.

Ông Giáo

Theo Cryptohub

MỚI CẬP NHẬT

Michael Saylor của Strategy ám chỉ việc tiếp tục mua Bitcoin

Michael Saylor của Strategy ám chỉ việc tiếp tục mua Bitcoin

Strategy, trước đây được biết đến với tên MicroStrategy, tiếp tục thể hiện cam kết mạnh mẽ với Bitcoin khi nhà sáng lập Michael...
ripple

CTO Ripple giải mã bí ẩn ví ấm: Lợi ích và rủi ro

Trong một phản hồi gần đây trên X, CTO Ripple, David Schwartz, giải thích về khái niệm ví ấm - một loại ví tiền...
Nước Mỹ đang quay trở lại đúng hướng để giành lại vị thế dẫn đầu về tiền điện tử

Nước Mỹ đang quay trở lại đúng hướng để giành lại vị thế dẫn...

Không thể phủ nhận rằng lễ nhậm chức của Tổng thống Trump đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với những nhà đổi...
XRP

Cảnh báo: XRP chuẩn bị cho một động thái lớn về giá

Sau nhiều ngày giao dịch đi ngang, các chỉ báo kỹ thuật cho thấy Ripple (XRP) đang chuẩn bị cho động thái giá quyết...

TVL của Solana giảm 30% – Liệu mạng lưới có thể phục hồi sau...

Tổng giá trị khóa (TVL) của Solana gần đây đã giảm xuống mức thấp mới là 9,9 tỷ đô la, đánh dấu một cột...

Sự chấp thuận của ETF sẽ giúp Solana thoát khỏi danh xưng ‘meme chain’

Khi Solana ra mắt vào năm 2020, Anatoly Yakovenko đã mang đến một tầm nhìn đầy tham vọng về việc xây dựng nền tảng...

Cá voi SHIB cuối cùng cũng quay lại: Tăng 90% dòng vốn vào

Shiba Inu (SHIB) có thể sắp phục hồi khi hoạt động của cá voi tăng mạnh. Với dòng vốn vào tăng hơn 90%, có...

TVL của NEAR Protocol tăng vọt 156% trong năm – Tiếp theo là gì...

Tổng giá trị bị khóa (TVL) trên mạng lưới NEAR Protocol (NEAR) đã ghi nhận mức tăng trưởng 156% trong năm qua, nhờ vào...
Hacker bắt đầu rửa số ETH từ sàn Bybit qua các nên tảng Cross-chain

Hacker bắt đầu rửa số ETH từ sàn Bybit qua các nên tảng Cross-chain

Trong vụ tấn công vào sàn giao dịch Bybit, hacker đã đánh cắp tổng cộng khoảng 499.395 ETH, trị giá khoảng 1,4 tỷ USD. Chỉ...
scam

Doanh nhân Ấn Độ mất 221.000 đô la trong vụ scam đầu tư crypto

Một doanh nhân Ấn Độ đã mất 1,92 crore Rupee (221.000 đô la) tiền điện tử sau khi sập bẫy scam tinh vi trên...
apt-tang

Giá Aptos (APT) có thể bật tăng trở lại khi tâm lý nhà đầu...

Trong tháng qua, Aptos (APT) đã đối mặt với áp lực bán mạnh, kéo theo biến động giá cực đoan. Altcoin này lao dốc...

Cuộc chiến giành quyền lực nội bộ của Pi Network năm 2020 gần như...

Pi Network đã chính thức ra mắt mainnet kèm theo một trong những đợt airdrop lớn nhất trong lịch sử tiền điện tử. Đây...
Time Beiko đưa ra thay đổi chi tiết dành cho các nhà phát triển Ethereum sau khi Merge diễn ra

Nhà phát triển cốt lõi của Ethereum từ chối lời kêu gọi hoàn tác...

Tim Beiko, nhà phát triển cốt lõi của Ethereum, đã đưa ra một cảnh báo nghiêm túc về việc hoàn tác (roll back) mạng...

Tin vắn Crypto 23/02: Bitcoin đang trên đà lập ATH mới vào tháng 4...

Từ nhận định Bitcoin có thể lập ATH mới vào tháng 4 đến Bybit mua lượng lớn ETH hướng tới việc phục hồi sau...
Bybit khôi phục gần 50% dự trữ ETH

Bybit khôi phục gần 50% dự trữ ETH sau vụ hack 1,4 tỷ USD

Sàn giao dịch Bybit đã nhanh chóng phục hồi một nửa lượng dự trữ Ether (ETH) sau khi hứng chịu cuộc tấn công mạng...
crypto

Khảo sát: 95% người Mỹ Latinh dự định mua thêm tiền điện tử vào...

Gần đây, Binance Research đã thực hiện cuộc khảo sát với hơn 10.000 nhà đầu tư từ Argentina, Brazil, Colombia và Mexico. Kết quả...