Tiền giấy ngày nay đang nằm “ngoài rìa” dòng lưu hành và cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa người dùng giao dịch trực tiếp với ngân hàng Trung Ương. Ở một khía cạnh nào đó, tiền giấy cũng có thể bị sử dụng cho mục đích bất hợp pháp, như đối với crypto. Các ngân Trung Ương có thể bắt đầu quy trình số hóa tiền giấy và tạo ra loại tiền kỹ thuật số cho riêng mình (hay còn gọi là CBDC). Đây là giải pháp hữu hiệu nhằm đối phó với hoạt động phi pháp hay tín dụng đen với sự hỗ trợ của các công ty crypto như Libra.
Dòng lưu thông tiền giấy
Dòng lưu thông của tiền giấy hiện tại chỉ chiếm vỏn vẹn 10% từ tổng số lượng tiền cung ứng (theo số liệu từ các ngân hàng Trung Ương). Trên thực tế, tiền mặt thể hiện mới quan hệ giữa người giao dịch trực tiếp với ngân hàng trung ương. Qua nhiều phương thức, tiền mặt có dòng lưu thông tương tự tiền điện tử: Ngân hàng Trung Ương và tổ chức quản lý sẽ không cần biết tiền được sử dụng vào mục đích gì – trừ phi bạn thực hiện các quy định Chống rửa tiền, như cách bạn chuyển dòng tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng và đấu tư vào thị trường crypto. Đối với tiền điện tử, hoạt động giao dịch sẽ được ghi lại trên blockchains qua sổ cái được mã hóa. Việc theo dõi tài sản crypto tuy nhiên lại tương tự hoạt động tìm kiếm hộp kí gửi an toàn, không cần trung gian ngân hàng cũng như bảo mật.
Trong thế giới crypto, loạt cái điều khoản quy định từ các chính phủ dường như không có hiệu quả. Kho bạc Hoa Kỳ đã thiết lập điều luật thu thuế đối với crypto trên các sàn giao dịch, nhưng kết quả thu về không đáng kể khi người dùng không chấp nhận cung cấp thông tin mã hóa của họ. Trước đó vào tháng Chín năm 2017, phía Trung Quốc đã thực hiện 1 loạt lệnh cấm nhằm tránh tình trạng thoái vốn bằng crypto, qua việc Ngân hàng Nhân Dân Trung Hoa (PBoC) ra lệnh cấm chuyển tiền từ ngân hàng sang sàn giao dịch điện tử. Và trong tương lai, có lẽ Hoa Kì cũng không thể đạt được mục đích như thất bại mà Trung Quốc đã từng làm.
Đó là chưa thể, loại crypto không được mã hóa sẽ là mục tiêu của các nhà quản lý trong việc chống lại kinh tế ngầm.
Crypto sẽ là phương tiện thay thế tiền giấy?
Việc thay thế tiền mặt sẽ cần phương cách tiếp cận mới, bắt đầu từ khung pháp lý để quyết định xem crypto là tiền thực hay chỉ được xem như tài sản đơn thuần. Cho đến nay, các nhà chức trách vẫn chưa cho thấy động thái mới đối với crypto. Lý do có thể được hiểu rằng họ rất sợ sự biến chuyển đột ngột với hệ thống tài chính nói chung. Động thái này chỉ phần nào hoãn lại hoạt động đầu tư và cho thấy khó khăn khi đưa ra khung pháp lý phù hợp với crypto.
Các ngân hàng buộc phải chấp thuận, nếu không muốn thay đổi hình thức kinh doanh của mình. Thay vì nhận tiền gửi một cách không kiểm soát, họ nên chọn lọc vốn đầu tư sinh lời và cân nhắc rủi ro trước khi đưa ra quyết định.
Lệnh cấm hay quy định hạn chế crypto thực chất không có tính khả thi. Thay vào đó, chúng ta có thể cho phép 10% tiền mặt dưới dạng “crypto” vào dòng lưu thông, và dần hợp pháp hóa chúng thành crypto hợp pháp được hỗ trợ bởi Chính Phủ hay ngân hàng trung ương. Chẳng hạn, công dân thuộc các nước trong khu vực Eurozone có thể sử dụng ví điện tử với đồng Euro, và việc quản lý sẽ thông qua ứng dụng trên smartphone thay vì với ngân hàng như trước đây.
Ngân hàng Trung Ương cũng có thể tự tạo crypto riêng cho mình, cung cấp chúng cho các khu vực tiền tệ khác thông qua thỏa thuận. Crypto này có thể được sử dụng nhằm dự trữ ngoại hối hay hoán đổi (swap) thanh khoản. Ví dụ như Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) có thể đề nghị Euro kỹ thuật số, và ngược lại với Ngân hàng Trung Ương Châu Âu. Thành viên của Euzorone trong trường hợp này cũng có thể số hóa cho dòng tiền thực, và áp dụng cho cả khu vực. Giải pháp trên cho thấy thái độ tích cực trong việc đối phó với kinh tế ngầm, hạn chế để kẻ xấu không thể sử dụng tiền tệ giá trị thấp để lo lót hay phi tán tài sản của mình.
Tất nhiên, không thể không kể đến sự phối hợp với các ngân hàng Trung Ương, thông qua Quyền rút vốn đặc hiệu (SDR) do Quỹ Tiền tệ Quốc Tế để xuất , nhằm tăng độ tin cậy cho cryto trong bước đầu.
Bảng so sánh các loại tiền tệ khác nhau – Nguồn: ECB
Tóm lại, blockchain lẫn crypto có thể xem là cơ hội để thực thi lại dòng tiền siêu quốc gia như cách mà nhà kinh tế học John Maynard đã đề xuất với ‘bancor’ dù mang tính rủi ro cao đối với các nhà chức trách. Tương tự bancor, tiền số phát hành bởi Ngân hàng Trung Ương (CBDC) sẽ trở thành loại tiền tệ toàn cầu có sự ổn định cao, dễ quản lý thặng dư cũng như thâm hụt giữa các quốc gia. Và hơn thế, CBDC mang tính minh bạch có thể truy nguyên ra lịch sử giao dịch cụ thể.
Sau cuộc cách mạng WorldWideWeb, có lẽ chúng ta sẽ đón nhận hệ thống tiền tệ toàn cầu mới toanh, được ra mắt bởi WorldWideDigitalCoin trong tương lai chăng?
- Ấn Độ sẽ mất thị trường trị giá 12.9 tỷ đô la nếu cấm tiền điện tử
- Crypto và Tiền mặt: Những quốc gia nào sẽ sớm phát triển tiền kỹ thuật số?
Đặng Nghiêm
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph