Hãy tưởng tượng một buổi sáng đẹp trời bạn thức dậy và nhận được một tin nhắn của ngân hàng thông báo số dư trên tài khoản của bạn được cộng thêm 50 triệu đồng, đây là số tiền mà chính phủ gửi cho tất cả mọi người dân trong nước để chi tiêu. Điều đó nghe có vẻ viễn vông – nhưng đó là sự thật, và đang được thực hiện tại rất nhiều nước trên thế giới trong khi kinh tế khủng hoảng. Đó chính là tiền trực thăng.
Đang nắng hạn thì gặp cơn mưa rào, việc đầu tiên bạn sẽ làm là gì với số tiền từ trên trời này là gì?, không phải tất cả, nhưng chắc chắn hầu hết mọi người đều ra ngoài đường mua sắm và ăn chơi cho thỏa những ngày thắt lưng buộc bụng vì nền kinh tế đi xuống.
Khái niệm về tiền trực thăng (helicopter money) đã được các nhà kinh tế tranh luận nghiêm túc trong vài năm trước, và đang trở lại thịnh hành. Đó là vì mặc dù hàng nghìn tỷ đô la, euro, yên và bảng Anh mà các ngân hàng trung ương đã bơm vào hệ thống tài chính toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008, tăng trưởng kinh tế toàn cầu lại chậm lại một lần nữa.
Theo lý thuyết, tiền trực thăng được trao trực tiếp cho người tiêu dùng, sẽ trực tiếp kéo người dân đến các cửa hàng để chi tiêu, thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế. Nhu cầu gia tăng đó sẽ cho phép giá cả tăng trở lại, một bước đi quan trọng bởi vì giá trượt, được gọi là giảm phát, được xem là tạo ra nguy cơ suy thoái kinh tế kéo dài.
Chính sách tiền trực thăng là gì?
Tiền trực thăng là một thuật ngữ đề cập đến đến một loại chiến lược kích thích tiền tệ quyết liệt để tăng lạm phát, gia tăng sản lượng kinh tế và nhu cầu mua sắm. Mặc dù chiến lược này có vẻ khả thi về mặt lí thuyết, nhưng từ quan điểm thực tế, nó được coi là một công cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống, chỉ mang tính giả định vì rất khó thực hiện.
Vào tháng 3/2020, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã cắt giảm lãi suất xuống mức 0% để chống lại đại dịch Covid-19 và viễn cảnh không mấy sáng sủa của nền kinh tế thế giới. Theo sau đó là việc cắt giảm lãi suất của hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới, vừa để bảo vệ nền kinh tế và cũng để bảo vệ đồng nội tệ quốc gia.
Vì hầu hết các chính phủ đều không sẵn lòng hoặc không thể theo đuổi kích thích tài khóa bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi tiêu, nên áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải tiếp cận sâu hơn vào bộ công cụ của họ cho các công cụ chính sách độc đáo hơn bao giờ hết. Tiền trực thăng đã quay trở lại trong chương trình nghị sự vì việc mua trái phiếu chính phủ của ngân hàng trung ương – một chính sách được gọi là nới lỏng định lượng – đã thúc đẩy lợi suất ở một số thị trường trái phiếu xuống mức thấp, do đó phạm vi kích thích nền kinh tế bằng cách đẩy chi phí vay xuống còn hạn chế .
Nguồn gốc của tiền trực thăng
Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Milton Friedman đã đưa ra khái niệm về tiền trực thăng vào năm 1969. Ông hình dung một con chim cánh cụt bay trên cánh đồng và thả tiền giấy từ trên trời xuống như một thử nghiệm để thấy sự gia tăng không bao giờ lặp lại trong cung tiền thì người dân sẽ làm gì để chi tiêu và tiết kiệm.
Ý tưởng này đã đưa Ben S.Bernanke nổi tiếng vào năm 2002 khi, với tư cách là thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông đã đề cập đến nó trong khi lập luận rằng một ngân hàng trung ương luôn có thể ngăn chặn lạm phát nếu cần. Ông lập tức được đặt biệt danh là “Ben trực thăng”, mặc dù đã trở thành người hùng trong thời kỳ suy thoái kinh tế 2008 và cũng là một trong những chủ tịch thành công nhất trong lịch sử Fed.
Trong một bài đăng trên blog vào tháng 4 năm 2016, Ben cho biết tiền trực thăng có thể là loại tiền thay thế tốt nhất có sẵn trong một số trường hợp cực đoan. Trong các cuộc tranh luận ngày hôm nay, họ đã dự tính rằng tiền trực thăng sẽ được phân phối bằng cách ghi có trên số dư ngân hàng của người dân hoặc dưới dạng giảm thuế. Điều quan trọng là nó sẽ đến từ một ngân hàng trung ương tạo ra một lần, thay vì được chính phủ vay hoặc chi tiêu hiện có.
Gần đây nhất, Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ cũng nhắc tới việc này như một giải pháp cứu nền kinh tế Mỹ vượt qua khủng hoảng kinh tế trong đại dịch Covid-19.
Tranh luận
Những người ủng hộ tiền trực thăng cho rằng nó có thể ít rủi ro hơn so với nới lỏng định lượng (QE), vốn bị đổ lỗi cho việc thúc đẩy những gì bị coi là bong bóng trên thị trường chứng khoán và trái phiếu toàn cầu.
Những người phản đối chỉ ra rằng tiền trực thăng không thực sự miễn phí. In thêm tiền làm giảm giá trị tiền tệ của những người đang nắm giữ tiền tiết kiệm trong tài khoản của họ, giống như cách các công ty đào Bitcoin tuôn ra thị trường càng nhiều thì giá trị Bitcoin sẽ bị giảm tương đương trong thời gian đó. Ngược lại, Bitcoin càng được tích lũy và giữ trong các ví lớn thì sẽ làm giá của nó tăng.
Những người khác nói tiền trực thăng là một sự thay thế quá phức tạp cho các biên pháp kích thích kinh tế của chính phủ. Ngoài ra, nguy hiểm là tiền trực thăng có thể kích hoạt lạm phát cao hơn nhiều so với mức 2%, mức “đẹp” cho một nền kinh tế tăng trưởng.
Nới lỏng định lượng (QE) là gì?
Nới lỏng định lượng (QE) tiếng anh là Quantitative Easing, là một hành vi thị trường (thường do các ngân hàng trung ương thực hiện) trong đó làm tăng thanh khoản và lạm phát, với mục tiêu là kích thích nền kinh tế của một quốc gia, thúc đẩy các doanh nghiệp và người tiêu dùng vay và chi tiêu nhiều hơn.
- Suy thoái kinh tế thế giới sắp sảy ra, Bitcoin có còn là tài sản trú ẩn an toàn nữa không?
- Long là gì? Short là gì trong Trade Coin