Tư Mã Ý là một bậc thầy ngoại giao và là người “đại nhẫn” trong thời Tam Quốc. Với người yêu mến mình thì bày tỏ sự trân trọng chân thành, với người khinh ghét mình thì giữ thái độ tôn trọng nhường bước, với người trên hay dưới mình đều giữ đúng lễ nghi, với tất cả mọi người đều giữ thái độ không phô trương, luôn điềm đạm, khiêm cung. Vì thế mà gia tộc họ Tào chẳng thể giết được Tư Mã Ý, dẫu biết rằng đây là “mầm họa cướp ngôi”.
Những “kỹ năng” giao tiếp đỉnh cao này cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Tư Mã Ý giúp được Tào Phi lên ngôi thế tử (Tào Tháo là Ngụy Vượng nên chức vụ nối ngôi được gọi là Thế tử, con Vua mới được gọi là Thái tử). Tào Phi khi đi cùng Tư Mã Ý, từ một chàng công tử khô cứng, lạnh lùng có phần kiêu ngạo dễ làm mất lòng người, đã trở thành một người sẵn sàng chịu khó khổ nhục và biết nhường bước hơn. Người biết chịu khó khổ nhục mà không quên chí lớn, chính là người có thể làm nên đại sự.
Tư Mã Ý cùng với Tào Tháo, cực chẳng đã không khác gì Chó Sói với Sư Tử, bởi tự nhiên và thực tế có nhiều nét khá tương đồng. Dưới đây là một số quy tắc trong cuộc sống mà Tư Mã Ý và Chó Sói đã luôn sử dụng để tồn tại và tranh đấu:
Qui tắc 1: Sói không cần sĩ diện, biết loài mạnh hơn, nó sẽ rút lui
Bản tính của loài sói khiến chúng hiểu, chiến thắng mà trả giá đắt thì có khác nào đó là một trận thua. Do đó, dù một chọi một hay cả đàn sói hơn chục con chỉ phải đối mặt với 2-3 con sư tử, sói cũng sẽ không bao giờ giao tranh.
Tư Mã Ý cũng vậy, Tào Tháo chỉ điểm đích danh “mày thuộc dạng khó lường”. Trước khi chết còn dặn dò Tào Phi phải để mắt và quyết không phó thác binh quyền vào tay ông (Tào Phi đã nghe lời cha dặn và hoàn thành xuất sắc việc này). Tư Mã Ý im lặng làm việc, không giải thích, không trình bày. Mấy đời bị kìm kẹp, Trọng Đạt luôn chọn cách lấy nhu chế cương nhằm toàn mạng mới mong làm được đại sự. Vinh quang và sĩ diện luôn tồn tại trong mỗi người, để đạt được sự “lạnh lùng” như loài sói, có lúc bạn phải biết gạt cái tôi đi mà sống là ở chỗ đó.
Đúng như câu nói : Tránh Voi không xấu mặt nào và Cần phải giữ được tiền trước khi muốn kiếm tiền.
Qui tắc 2: Mưu mẹo đạt kết quả cuối cùng để cái giá phải trả chỉ là nhỏ nhất
Loài sói được coi là “Sát thủ muôn loài” nhưng nó không chỉ sử dụng răng và móng, mà nó biết sử dụng cái đầu trong mọi việc. Vì vậy chó sói chính là loài “khôn ngoan” nhất, chẳng hạn việc săn mồi, sư tử đương nhiên sẽ lao vào tấn công một con đứng ngay trong một đàn trâu rừng, còn chó sói thì không, nó sẽ chờ và chờ tới khi một con nào vô tình đi lạc, đó ắt là lúc ra tay. Sư tử săn mồi theo đúng cách của “Chúa tể rừng xanh”, như chuyện trên nếu bầy trâu rừng cùng phản kháng thì sư tử có thể để xổng con mồi song cách của chó sói thì không, tỷ lệ thất bại là cực thấp.
Cái thành công của tộc Tư Mã cũng thế. Trọng Đạt nhẫn nhịn mấy đời Tào gia do số Nguỵ vẫn thịnh. Sang đời Tào Sảng tỏ ra kém trí, Tư Mã Ý bắt đầu đáp trả. Ngay cả vụ Cao Bình Lăng, may mắn có, song khách quan mà nói vụ giả ốm sắp chết lừa được Tào Sảng đã đem lại cho Trọng Đạt cái tuyệt đối về tính bất ngờ. Thế mới bảo, “biết tính toán sẽ chẳng bao giờ thấy nguy”.
Với nhiều nền văn hóa, chó sói tượng trưng cho sự dữ tợn, gian ác, những bí ẩn hắc ám và sự thâm độc. Tuy nhiên, chúng vẫn có những nét tích cực tượng trưng cho lòng dũng cảm, tinh thần, chiến lược cùng sự kiên trì.
Đúng là : Biết thời thế mới là trang tuấn kiệt
Quy tắc 3: Kỷ luật
Một trong những biểu hiện về tính kỷ luật của Tư Mã Ý là sự cố gắng duy trì hàng ngày những bài luyện thân thể, những bài luyện mà Thần y Hoa Đà từng chỉ cho ông. Ông đã luyện tập nó suốt đời, ngay cả trước khi chết. Tư Mã Ý không sa đà vào vui thú hưởng lạc, chỉ một lòng tận tụy với những mục tiêu mình đặt ra.
Ông từng khuyên Tào Phi đừng nên mải mê săn bắn vui chơi mà quên rèn giũa mình, đừng coi việc “nhịn đi chơi” như thế là tù túng kìm hãm, hãy coi đó như là sự biết giữ quy củ cho mình. Người biết giữ mình, ắt làm được việc lớn. Giống như câu nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng Tử – người không “tu thân” thì sao có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ được.
Ngoài sức khỏe về trí tuệ, các Trader cũng cần rèn luyện sức khỏe về cơ bắp, ăn ngủ đều đặn đúng giờ để có thể làm việc trường kỳ, hoặc ít ra cũng đủ khỏe mà đi “tiêu sài” số tiền mình kiếm được. Nếu không thì toàn bộ số tiền bạn kiếm được cũng chỉ hiến cho bác sĩ và giường bệnh mà thôi.
Đúng như câu nói : Dành cả thanh xuân để kiếm tiền và dành cả nửa đời còn lại để mua sức khỏe.
Cái chết của Dương Tu càng tôn lên “đại trí” về sự nhẫn nhịn, khiêm nhường của Tư Mã Ý
Một trong những người mà Tư Mã Ý từng coi là tri kỷ là Dương Tu, người phò tá cho Tào Thực – em trai và là đối thủ cạnh tranh ngôi vị thế tử với Tào Phi.
Dương Tu cũng là một người thông minh không kém gì Tư Mã Ý, nhưng do tham danh lợi, phô trương hấp tấp mà sau này mắc họa diệt thân. Một học trò của Tư Mã Ý, từng nói về Dương Tu thế này: “Ông ta cậy có trí tuệ thông minh mà muốn thể hiện mình lấn lướt người khác, hỏi sau này ai có thể bao dung nổi ông ta không đây”.
Dương Tu trong lúc sinh thời đã nhiều lần khiến Tào Tháo phải khâm phục vì ông ta có thể đoán trúng suy nghĩ của mình nhiều lần.
Thế nhưng, cuối cùng Tào Tháo lại chém Dương Tu vì làm bại lộ việc quân (vụ án chân gà), qua việc ông đoán rằng Tào Tháo sẽ rút binh dựa theo quân lệnh “kê thặc” của Tào Tháo.
Sai lầm ở đây là: Dương Tu giỏi, nhưng luôn tỏ ra “nguy hiểm” trước mặt Tào Tháo nhiều lần, với người đa nghi như Tào Tháo, chắc chắn Tào sẽ không muốn có người “đọc vị” mình quá nhiều, lại còn huyênh hoang tự đắc.
Chính vì vậy, dựa vào một lần “nói hớ” của Dương Tu, Tào đã chém Dương không thương tiếc.
Tư Mã Ý khi ấy hay tin Dương Tu sắp bị xử trảm, ông mang rượu đến khóc tiễn Dương Tu. Tư Mã Ý nói: “Ta chưa bao giờ coi huynh là kẻ địch“. Còn Dương Tu trước khi bị dẫn lên ngọn đầu đài, nói với Tư Mã Ý câu cuối cùng: “Ta với huynh khác nhau ở chỗ, huynh có thể Nhẫn, còn ta thì không“. Đến khi đặt đầu vào bàn chém, Dương Tu khẽ thổi một con bướm đang đậu để nó bay đi, mọi điều danh lợi ham muốn dường như cũng theo cánh bướm mà bay đi.
Vì đại nhẫn biết lùi mình mà Tư Mã Ý năm lần bảy lượt thoát khỏi sát ý của Tào Tháo. Tào Tháo vốn nhận ra tài lược cao vời của Tư Mã Ý, còn có lần ông chứng kiến đôi mắt bạo liệt như xoáy tâm can mà lòng thầm khiếp sợ, nên Tào Tháo luôn đề phòng và muốn giết Tư Mã Ý như để trừ một mối họa cướp ngôi (sau này cướp ngôi họ Tào thật).
Vì vậy, nếu có thể:
– Giữ tâm đại nhẫn
– Kỷ luật bản thân
– Ôm hoài bão không ngại gian khổ
– Luôn cố gắng làm theo đạo lí
– Ứng xử bằng sự chân thành và đối ngoại thông minh
Hẳn là ta cũng có thể trở thành một Tư Mã Ý cho đời mình, một người sống cuộc sống như chơi một ván cờ – ván cờ tự tại, khôn ngoan và cao thượng.