Trang chủ Tạp chí Nước Mỹ tinh khôn? Vén màn bí mật sự tích trữ hàng...

Nước Mỹ tinh khôn? Vén màn bí mật sự tích trữ hàng triệu đô la Bitcoin của “Uncle Sam”

Khi Alexandre Cazes treo cổ tự vẫn trong một phòng giam ở Thái Lan vào tháng 7 – anh chàng 25 tuổi này đã bỏ lại cả một gia tài của một trùm ma túy: các căn hộ villa, vài siêu xe Lamborghini, một chiếc Porsche, các tài khoản ngân hàng ở Liechtenstein và Thụy Sỹ. Nhưng Cazes, người đã cấp quyền hoạt động cho AlphaBay – website chợ đen lớn nhất thế giới cho phép mua bán vũ khí và ma túy, cũng đã bỏ lại một thứ khác: Đó là “Những chiếc ví” Internet đang nắm giữ hàng triệu đô-la Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác.

“Tài sản phi pháp” kỹ thuật số của Cazes giờ là tài sản của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, chúng bị tịch thu trong một chiến dịch “giăng lưới” tội phạm (sting operation) có quy mô toàn cầu. Các cơ quan đang lên kế hoạch để bán số tài sản đó, và giả sử giá trị của Bitcoin tăng gấp 5 lần kể từ đó, nó có thể mở ra một cơ hội chín muồi. Nhưng nếu bạn muốn biết ai nắm giữ số coin đó, hay khi nào thì chúng được bán, bạn sẽ cần đến những kỹ năng của một “Thám tử Mạng” toàn diện – và phải có nhiều thời gian rảnh nữa.

Những sự chiếm đoạt và buôn bán kỹ thuật số này – mà 5 năm trước vẫn chưa xuất hiện – đang nhanh chóng trở thành một thói quen. Tính phổ biến lâu dài của Bitcoin giữa những người có hành vi bất hợp pháp online, và sự hiện diện đang ngày một tăng của các tội phạm mạng đã khiến cho Uncle Sam trở thành một tay chơi lớn trong thị trường Tiền mã hóa. Mặc dù các con số chính xác rất khó có thể được ghi lại, bằng chứng ghi chép và các cuộc phỏng vấn với các luật sư bào chữa và bên nguyên gợi ý rằng có ít nhất 1 triệu USD tiền kỹ thuật số, và có thể nhiều hơn thế, đã có thời gian bị giam giữ trong cơ quan lập pháp Hoa Kỳ.

Nhưng một khi rơi vào tay chính phủ, sự tích trữ tiền kỹ thuật số này biến mất sau tấm màn bí mật. Tính ẩn danh mà khiến Bitcoin trở thành “con cưng” của những người theo chủ nghĩa tự do – cùng với các điều luật nắm giữ tài sản mơ hồ cũng bởi những người theo chủ nghĩa đó – khiến cộng đồng không thể theo dõi tiền kỹ thuật số được. Và các cơ quan liên bang đã bị cuốn vào vai trò không ngừng lớn mạnh của sự bùng nổ Tiền mã hóa, các nỗ lực của họ trong việc bảo vệ vàng kỹ thuật số của mình đã dẫn đến những điều bất ngờ, những cú vấp và đôi khi còn là những tội lỗi.

Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ là cơ quan thực thi pháp luật lâu đời nhất nước Mỹ, bao gồm cả những “tay súng” huyền thoại như Wyatt Earp và Wild Bill Hickok. Trong thời gian gần đây, các bộ phim và chương trình TV đã phổ biến nhiều hình tượng người Mỹ đảm nhận vai vận chuyển tù nhân và truy bắt tội phạm. Rất ít người biết những vị cảnh sát trưởng có tham gia vào việc buôn bán Bitcoin.

Luật pháp lâu đời này đã đưa cho Bộ Cảnh sát Tư pháp – cũng nằm trong Bộ Tư pháp Hoa Kỳ – trách nhiệm cơ bản để quyết định những tài sản được nắm giữ bởi các cơ quan tư pháp liên bang khác. Đó là lý do vì sao bạn có thể truy cập vào website của Cảnh sát và nhìn ngắm những du thuyền, xe hơi, máy bay, đồng hồ đeo tay và các tài sản kiếm được bằng cách phi pháp khác nữa bị tịch thu bởi FBI và các cơ quan khác, tất cả những tài sản trên đều được đấu giá công khai. Quá trình bắt giữ, được biết đến với tên gọi là forfeiture (tước quyền), đã trở nên phổ biến và gây tranh cãi trong những năm 80 sau khi Quốc hội cho phép các cơ quan liên bang đem bán những tài sản có liên quan đến tội phạm ma túy.

Lúc đó không ai biết những tài sản này một ngày nào đó có thể bao gồm cả số tiền được đào trên máy tính. Việc đó đã thay đổi giai đoạn đầu của thập niên này trong một cuộc điều tra hoành tráng về Silk Road – một web chợ đen buôn bán ma túy bất hợp pháp. Một anh chàng người Texas được biết đến với cái tên Dread Pirate Roberts (tên thật: Ross Ulbricht) đã thành lập trang web Silk Road dựa trên ba loại công nghệ được cho là tân tiến lúc bấy giờ: kho lưu trữ dữ liệu cloud giá rẻ, trình duyệt Tob – nơi mọi người lang thang đến những nơi chưa từng được biết đến trên Internet; và cuối cùng là Bitcoin – cho phép họ trả tiền cho nhau một cách an toàn và gần như ẩn danh mà không cần đến các ngân hàng.

Đến năm 2013 khi mà các đặc vụ FBI đóng cửa Silk Road, các tội phạm dần trở nên hiểu biết hơn về Bitcoin, nhưng luật pháp thì lại nán lại đằng sau. “Lúc đó không có chuyên môn nào. Nó còn quá mới mẻ,” điều này được nhận định bởi một công tố viên có tham gia vào vụ án. Giống với phần lớn người dùng Bitcoin phức tạp lúc đó (cũng như các tội phạm ngày này) Dread Pirate đã không dựa vào bên trung gian như Coinbase để nắm giữ tài sản kỹ thuật số của mình. Thay vào đó Ulbricht kiểm soát một chiếc ví online sử dụng một private key – một tập hợp những ký tự dài phức tạp không thể đoán ra được. Trong các trường hợp của private-key, cách duy nhất luật pháp có thể nhanh chóng thu được Bitcoin đó là nghi phạm phải tiết lộ key.

Các đặc vụ siêng năng đã tìm ra những cách để “tóm được” số tiền của nghi phạm khi chúng không được bảo vệ. Để lấy được Bitcoin của Ulbricht, họ đã mở khóa laptop ngay trước mắt hắn ta trong khi bắt giữ Ulbricht tại một thư viện ở San Francisco. (Đối với trường hợp Cazes, hắn đang đăng nhập vào một tài khoản admin trên AlphaBay thì các đặc vụ lái xe xông vào cổng biệt thự của hắn ở Thái Lan).

Ngay khi họ bắt được Dread Pirate, các cảnh sát đã bắt kịp tiến trình: Họ kiểm soát hai ví tiền kỹ thuật số riêng để giữ tiền từ web đen Silk Road và nhận số Bitcoin được tịch thu bởi các tổ chức khác. “Đây là một việc có tính đột phá”, nhận định bởi Sharon Cohen Levin, một vị cảnh sát lâu năm thuộc Đơn vị tịch thu tài sản tại Hoa Kỳ.

Văn phòng của Attorney thuộc Quận Phía Nam thành phố New York, và hiện là một đối tác tại WilmerHale. “Chúng tôi chưa từng làm việc nào như thế này cả.” Tuy nhiên, một khi họ bắt tay vào làm, những vị cảnh sát đã dựa vào những thủ tục tiêu chuẩn, chuẩn bị việc giải quyết số tiền Bitcoin giống như cách họ làm với chiếc tàu buôn lậu ma túy: bằng cách bán đấu giá nó. Điều này dẫn đến những thách thức bởi số lượng tuyệt đối từ việc tịch thu – khoảng 175,000 Bitcoin hay 2% tổng số lượng Bitcoin được tính toán vào thời điểm đó. Theo một công tố viên có liên quan đến vụ án, cảnh sát đã lựa chọn kiểu đấu giá so le để không ảnh hưởng đến giá trị của Bitcoin.

Trong bốn cuộc bán đấu giá trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015, cảnh sát đã bán số Bitcoin trên Silk Road với một mức giá trung bình là $379. Bitcoin tiếp tục tận hưởng sự tăng giá mạnh, khi đặt trong sự so sánh, tại một phiên đấu giá không liên quan vào tháng 1, cảnh sát đã bán hết 3,813 Bitcoins và thu được 45 tỷ USD – hoặc khoảng $11,800 cho mỗi coin.

Được bán với các mức giá như trên, nguồn tích trữ của Silk Road có thể thu về được 2.1 tỷ USD, đủ để hỗ trợ toàn bộ ngân sách thường niên của Sở Cảnh sát Tư pháp; Vào năm 2014 và 2015, tổng giá trị thu được chỉ là 66 triệu USD.

Trong khi đó, nhà đầu mạo hiểm kiêm tỷ phú Tim Draper đã làm nên thứ có thể được coi là sự đầu tư của thế kỉ khi ông đã thâu tóm được 30,000 số coin từ Silk Road với $600 cho mỗi coin. Draper, người đã mô tả đấu giá là một quá trình “trơn tru”, nói rằng mình chưa bán đem bán một cái gì, và thêm rằng “Tại sao tôi phải đổi tương lai để lấy quá khứ?”

Tất nhiên là phía cảnh sát không thể can thiệp vào việc này. Các đặc vụ liên bang không nên dự kiến thời gian thị trường khi họ đem bán tài sản, nhận định bởi Clifford Histed, một cựu công tố viên hiện đang làm việc ở K&L Gates. Trong các vụ mà Histed đảm nhiệm trong đó cổ phần bị thâu tóm, ông nói “Chúng tôi nhận ra rằng chính phủ không muốn tham gia vào việc dự đoán thị trường chứng khoán.”

Tuy nhiên “ngọn lửa” bán hàng của Silk Road đã phơi bày FBI để chế nhạo những người ủng hộ cryptocurrency – và trong kỷ nguyên của những ngân sách thiết chặt, việc bán với mức giá cao phải chịu một áp lực nặng nề.

Vào giữa tháng 12, các công tố viên Hoa Kỳ ùa đến Toà án Liên Bang ở Utah để xin được cấp quyền để bán 513 Bitcoin mà họ tịch thu từ một người bán trong vụ buôn bán thuốc lậu. Quan toà đã đồng ý, nhưng cảnh sát đã không thực hiện việc bán cho đến cuối tháng 1, khi đó giá Bitcoin đã giảm 50% từ mức giá cao ban đầu của nó.

Các cơ quan địa phương cũng đang phải đối mặt với các vấn đề tương đương. “Chúng tôi có một vụ trộm và bắt cóc “cổ điển” trong đó họ nhét một anh chàng vào một phương tiện mà anh ta nghĩ là một chiếc Uber sau đó chĩa súng vào anh ấy và đòi 1.8 triệu đô Ethereum, ép anh ta đưa ra private key của mình,” điều này được nhận định bởi Brenda Fischer, quản lý đơn vị mạng tại văn phòng thuộc Uỷ viên Công tố Quận tại Manhattan.

Cơ quan này đã phục hồi được số vốn nhưng giờ đây phải đối mặt với một bài toán hóc búa: Tên trộm đã đổi Ethereum sang Bitcoin – nơi giá cả tăng lên đáng kể sau vụ trộm. Việc này đã dấy lên những câu hỏi mang tính hợp pháp xung quanh ai sẽ là người nên có được “của trời cho” dư thừa này.

Forfeiture.gov – một website được điều hành bởi Bộ Tư pháp, có thể ban đầu nó được xem như là “một thiên đường” dành cho những người giám hộ. Vào hôm thứ Hai gần đây, một bài đăng trên trang chủ đã chỉ ra có ít nhất 2 triệu USD giá trị tiền mã hóa bị tịch thu có liên quan đến nhiều cơ quan tổ chức.

Bạn có thể biết được DEA (Lực lượng chống ma túy) đã lấy 140 Bitcoin từ một kẻ buôn ma túy tại thành phố New Hampshire và 25 Bitcoin nữa từ một kẻ ở Boston, và cả trường hợp Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ đã tịch thu 99 Bitcoin và 99 Bitcoin Cash tại thành phố Salt Lake.

Nhưng tính minh bạch còn rất mơ hồ. Có một sự trì hoãn trong khoảng thời gian giữa thời điểm tịch thu và việc ghi lại trong báo cáo. Thậm chí các báo cáo còn không được lưu trữ online: Hàng ngày khi có một báo cáo mới xuất hiện thì những cái cũ lại bị mất đi. Các biên bản sao lưu có tồn tại – nhưng dù trên mạng hay trên giấy tờ thì không ở đâu có bản đối chiếu của tiền mã hóa trong sự bắt giữ thuộc liên bang tại bất kỳ thời điểm nào cho trước.

“Đất nước này đang thiếu đi các cơ quan đăng ký hợp pháp,” nhận định bởi Alex Lakatos – một luật sư thuộc Tổ chức Mayer Brown, người đã từng tư vấn cho khách hàng về việc tiến hành quá trình tịch thu tài sản. Nếu đó là các đặc vụ liên bang hay chính quyền địa phương thực hiện việc bắt giữ, ông bổ sung thêm rằng “Chúng tôi không biết có bao nhiêu tài sản bị tịch thu.”

Khi được hỏi rằng liệu có các cơ quan đăng ký công khai về tài sản bị tịch thu không, một đại diện của phía cảnh sát chỉ lắc đầu phủ nhận. Và không có điều luật nào của chính phủ để thành lập cơ quan như trên cả.

Histed và những người khác trong Bộ Tư pháp thường đứng lên biện hộ cho sự mơ hồ này; họ tranh luận rằng chính sự minh bạch sẽ cung cấp cho những tên tội phạm thông tin về những phương pháp hoặc công cuộc điều tra đang diễn ra của các đặc vụ.

Trên lý thuyết, bất kỳ đồng Bitcoin nào nằm trong tay của Liên bang đều có thể truy ra được, bởi các giao dịch cryptocurrenct đều được ghi lại mãi mãi trên sổ cái Blockchain. Tuy nhiên dù các tài liệu của Bộ Tư pháp đôi khi nhận dạng một cách công khai “những chiếc ví tuyệt mật của chính phủ,” nhưng có rất nhiều trường hợp của tội phạm thì họ lại không làm vậy, khiến cho mọi người thắc mắc số Bitcoin đã lạc trôi về đâu.

Thậm chí trong những trường hợp không thể nhận dạng được ví, nội dung của nó hiện ra cho một người không có kiến thức chuyên môn dưới dạng những chuỗi ký tự ngẫu nhiên dài vô tận – phép biểu diễn được ẩn danh cho các đồng coin riêng lẻ, các giao dịch và người dùng.

Để được đảm bảo, ngành công nghiệp gia đình của các công ty pháp lý, bao gồm cả Elliptic và Chainalysis, xuất hiện ngày càng nhiều – trong số đó có cả các cơ quan chấp pháp – để hỗ trợ các khách hàng, kết nối những chiếc ví đến chủ sở hữu của chúng. Nhưng việc công khai chúng ra lại không nằm trong nhiệm vụ của họ.

“Miễn là lực lượng cảnh sát tịch thu tiền mặt, một số thì “hốt” luôn chúng. Tôi không nghĩ Bitcoin sẽ có thể chứng minh được điều gì khác.”

Tình trạng này khiến việc biết được có bao nhiêu cryptocurrency sở hữu bởi chính phủ trở nên rất khó khăn – và nó không rõ ràng, khi xét đến cả đống những tổ chức đang nắm giữ Bitcoin (trong đó có cả Sở Mật vụ Hoa Kỳ; Cục (kiểm soát) Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ; và Bưu điện) mà chính phủ biết đến.

Đối với những người ủng hộ sự minh bạch, nó đặc biệt gây khó chịu khi xét đến công nghệ Blockchain, nếu được phát triển hợp lý, nó có thể khiến cho điều này trở nên rõ ràng hơn. Và đối với các nhà phê bình về việc thâu tóm, hố đen Bitcoin là sự biểu diễn kỹ thuật số cho một hệ thống đã bị lạm dụng hàng thập kỷ nay. Kẻ địch nói rằng loại bỏ quyền tịch thu tài sản tại các bang và địa phương sẽ tạo ra những động cơ bất hợp lý có khả năng dẫn đến các trường hợp cảnh sát bóc lột người dân.

“Tôi đã dành 23 năm trong Bộ Tư pháp và thật không may, tôi tin rằng miễn là lực lượng cảnh sát tịch thu tiền mặt, một số thì “hốt” luôn chúng. Tôi không nghĩ Bitcoin sẽ có thể chứng minh được điều gì khác.”

Xét trong khía cạnh đó, những kẽ hở và điểm khác nhau trong việc ghi chép công khai đã dẫn đến những ẩn ý về trở ngại. Trong công cuộc truy tìm một mẫu Bitcoin từ hồ sơ của Toà và các thông báo về việc tịch thu, tạp chí Fortune đã đưa ra một vài trường hợp về những đồng coin mà việc tịch thu chúng được ghi chép lại nhưng việc đem chúng đi bán thì không.

Các thông tin của toà năm 2014 đã cho biết Sở thuế vụ (IRS) đã tịch thu 222 Bitcoin từ một tay buôn cần sa ở Texas, nhưng lại không có tài liệu nào về việc số Bitocoin đó được bán đi. Tương tự như vậy, cũng không có ghi chép nào về phiên đấu giá của 50.44 Bitcoin bị tịch thu bởi Sở Mật vụ vào năm 2014 từ một đôi điều hành trang web buôn lậu ma tuý và đổi tiền bất hợp pháp dưới cái tên “JumboMonkeyBiscuit.” (Các trường hợp khác phản ánh giá trị bất thường như thông báo tước quyền 99 Bitcoin bị tịch thu ở thành phố Salt Lake – trị giá $800,000 vào đầu tháng 2 – đã định giá loại tiền tệ này ở mức $0).

Một số đồng coin này vẫn có thể bị gắn với các vụ án đang có hiệu lực hoặc nằm trong tay của các cơ quan đã tịch thu chúng. Nhưng vì Cảnh sát Tư pháp không có bình luận gì về các quy trình xử lý nội bộ, nên chúng ta vẫn không thể biết được liệu có lý do chính đáng cho việc họ đang trong tình trạng lấp lửng.

Không có bằng chứng nào về việc các quan chức chính phủ lạm dụng quá trình tịch thu để lấy cắp Bitcoin, và những cựu truy tố viên, bao gồm cả Histed, nhấn mạnh rằng tham nhũng là điều ngoại lệ, chứ không phải luật lệ.

Tuy nhiên, khoảng cách dài giữa việc bắt giữ và đem bán chỉ thổi phồng những nghi ngờ của những vị luật sư và những người theo chủ nghĩa tự do dân sự. Và các nguồn tin từ những quan điểm khác nhau đồng ý rằng sự kết hợp giữa sự thiết sót không rõ ràng và những đồng tiền kỹ thuật số “dễ dịch chuyển” sẽ tạo ra một sự cám dỗ mạnh mẽ để đi sai hướng. Quả thực vụ thâu tóm Bitcoin của liên bang đầu tiên đã chứng minh được điều đó.

Jarod Koopman là người điều hành dự án Tội phạm Mạng trong Bộ phận điều tra Tội phạm của IRS. Đơn vị phòng chống tội phạm của cơ quan thuế có khoảng 2,000 đặc vụ – những kế toán viên với chiếc phù hiệu và khẩu súng – và số lượng đang tăng lên của các chuyên gia cryptocurrency trong cấp bậc của họ. Koopman nói rằng: “Họ chính là những người giỏi nhất và tốt nhất,”
Nhưng một trong những vụ thâu tóm nổi tiếng nhất và cũng ầm ĩ nhất, bởi nó liên quan đến một vụ tay trong.

Khi cuộc điều tra web đen Silk Road đang diễn ra, 2 đặc vụ – Carl Force thuộc DEA và Shaun Bridges của Sở Mật vụ – đã đến một bữa tiệc dành cho tội phạm mà có thể khiến Al Capone phải xấu hổ. Trước khi Dread Pirate Roberts bị bắt giữ, họ đã đánh cắp Bitcoin từ nhân vật chính và website của hắn ta, sau đó cố gắng moi các khoản thanh toán từ hắn.

Hai người này thậm chí còn đóng vai sát thủ, dàn dựng một giao kèo giả của một mật thám như một phần trong kế hoạch để đánh lừa Ulbricht. Các mật thám của IRS cuối cùng đã giăng bẫy được Force và Bridges; cả hai đều tự thú vào năm 2015 trước các vụ kiện liên quan đến vụ việc.

Các đặc vụ đã tiến hành công cuộc lừa đảo của họ trước khi tài sản của Ulbricht bị tịch thu, nên về cơ bản họ đã không mạo hiểm nhiệm vụ của mình. Thế nhưng vụ việc đưa đến khả năng về những hoạt động mờ ám khi tiền kỹ thuật số gặp phải các điều luật về tài sản bị tịch thu.

Cảnh sát Tư pháp, vị trí tốt nhất để cung cấp dữ liệu kế toán chi tiết của tài sản bị nắm giữ, đang làm việc một cách kín đáo. Trong tháng 9, sau một cuộc điều tra dài bởi các nhân viên tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện (SJC), chủ tịch Sen. Chuck Grassley đã chỉ trích dịch vụ vì dùng những quỹ thuộc tài sản bị tước quyền để chi trả cho thù lao và các món đồ hàng hiệu như “quầy bếp đá mài cao cấp và tranh ảnh đắt tiền,” chúng được lắp đặt tại Viện Nắm giữ Tài sản tại thành phố Houston.

Nó không hẳn là một “vụ trộm thế kỷ”, nhưng nó không hề làm dịu bớt những lời phê bình về việc tịch thu hay những người ủng hộ Bitcoin cả, rất nhiều người trong số đó đã tiếp nhận cryptocurrency một cách đúng đắn bởi họ thiếu sự tin tưởng vào tính liêm chính của chính phủ.

Koopnman ước lượng được biệt đội IRS của mình đã giúp tịch thu hàng chục đến hàng trăm triệu đô-la giá trị tiền mã hóa. Đó mới chỉ là một tổ chức: Với việc có hàng tá các cơ quan khác có quyền nắm giữ, phỏng đoán của Koopman đưa ra một suy nghĩ về việc chính chủ có thể vươn xa tới mức nào để có thể chạm đến thị trường tiền kỹ thuật số. Và sự mở rộng đó sẽ chỉ có thể lớn mạnh khi cryptocurrency trở nên phổ biến hơn.

Việc tìm ra tiền tệ trái phép cũng không trở nên dễ dàng hơn. Đã bao nhiêu năm rồi các diễn viên xấu cứ thế  “chuyển sang loại tiền khác mà chúng không bỏ lại những dấu vết kỹ thuật số tương tự,” nhận định bởi Jud Welle, một cựu công tố viên tội phạm mạng hiện đang là một cố vấn viên thuộc Aon.

Nhiều người đã cấm Bitcoin bởi các đồng coin như Monero và ZCash, cũng đưa ra những sự lựa chọn về thanh toán bảo mật nhưng tất cả đều không thể nào truy ra được. Và có nhiều các chợ đen online hơn, giờ đây chúng được gọi là tumblers, chúng làm xáo trộn các dữ liệu giao dịch, ngay trong các dịch vụ checkout của họ, điều này được nhận định bởi James Smith, CEO của công ty Elliptic.

Điều này là một dẫn chứng bổ sung cho một trò chơi “mèo vườn chuột” kỹ thuật số có khả năng kéo dài vô tận. Và nếu các cơ quan pháp lý không tuân thủ quy định và tự làm theo ý mình,  thì những đồng tiền mà họ lấy cắp sẽ trở nên dễ dàng hơn để che giấu.

Trong khi đó, tiền kỹ thuật số vẫn tiếp tục chảy vào. Danh sách mới đây nhất của forfeiture.gov cho biết DEA vừa tịch thu 6 Bitcoin tại New Jersey, cùng với 27 Bitcoin (tương đương $330,000) bị lấy từ Anton Peck bởi Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ tại Colorado. Đầu tháng 2 vừa qua, một vụ truy tố việc giả mạo thể tín dụng quy mô toàn cầu được báo cáo là đã thu được hơn 100,000 Bitcoin Mỹ. Trên lý thuyết, Uncle Sam sẽ đưa tất cả số đó lên sàn đấu giá vào một ngày nào đó.

Ai có được Bitcoin?

Việc tịch thu hoạt động như thế nào?

Khi những cơ quan như FBI và DEA tịch thu Bitcoin, họ dựa vào Cảnh Sát Tư pháp để bán chúng. Nếu vụ việc có liên quan đến một nạn nhân của vụ án, Bộ Tư pháp sẽ phân phối số tài sản đó như một khoản bồi thường. Số tiền còn lại cũng được chia với các cộng tác quốc tế, và nếu cơ quan pháp lý địa phương có hỗ trợ trong vụ án, họ có thể nhận đến 80% số tiền.

Bộ Tư pháp sau đó giữ và phân phối số tiền còn lại cho cơ quan pháp lý Liên bang.
Các nhà phê bình nói rằng quá trình tịch thu này có thể bị lạm dụng. “Nó thúc đẩy họ nắm giữ tài sản,” David B. Smith nói – chủ tịch Ủy ban Tước quyền thuộc Liên hiệp Luật sư bào chữa tội phạm Quốc tế (NACDL). Ông nói thêm: Tại mức độ Liên bang, không có mối quan hệ trực tiếp nào giữa người tịch thu tài sản và người nhận được số tiền, cho nên khả năng tham nhũng của nó trở nên ít hơn.”

Hà Lan có thể yêu cầu cấp phép sử dụng các dịch vụ tiền điện tử

Sn_Nour

Theo Tapchibitcoin.vn

MỚI CẬP NHẬT

Nghiên cứu: 76% người có sức ảnh hưởng trên X đã quảng bá memecoin...

Một nghiên cứu mới từ Coinwire tiết lộ rằng, hầu hết những người có sức ảnh hưởng (influencer) trong không gian crypto trên X...

Giá XRP tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm khi lạc quan...

Khi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), ông Gary Gensler, chuẩn bị từ chức, một loại tiền điện tử từng...
apple

Apple thừa nhận lỗ hổng bảo mật khiến người dùng crypto bị lộ thông...

Vào thứ 2, Apple xác nhận các thiết bị của hãng đang đối mặt với nguy cơ bị exploit (tấn công khai thác) để...
Bitcoin

Dự trữ Bitcoin sẽ không giải quyết được khủng hoảng nợ của Hoa Kỳ

Theo Chủ tịch của một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận, kế hoạch thiết lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược của Thượng nghị...

Token Ethena (ENA) tăng mạnh sau khi Deribit tích hợp USDe

Deribit, một trong những sàn giao dịch phái sinh crypto lớn nhất thế giới, có kế hoạch tích hợp USDe của Ethena làm tài...
phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật tối ngày 22 tháng 11: XRP, ADA, OP, SOL và...

Tuần này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết về Ripple (XRP), Cardano (ADA), Optimism (OP), Solana (SOL) và Dogecoin (DOGE). Phân tích kỹ thuật...
tiền điện tử

Khối lượng giao dịch tiền điện tử liên tiếp thiết lập kỷ lục vào...

Khối lượng giao dịch tiền điện tử hàng ngày trên các sàn giao dịch đã đạt mức cao nhất trong 12 tháng là 117...
eth

CryptoQuant: OI hợp đồng tương lai ETH đạt mức cao kỷ lục mới hơn...

Thị trường phái sinh Ethereum (ETH) có lẽ đang báo hiệu động lực tăng giá khi hợp đồng mở (OI)* hợp đồng tương lai...

Texas đang thảo luận về dự luật dự trữ chiến lược Bitcoin

Theo thông tin từ nhóm vận động phi lợi nhuận Satoshi Action Fund (SAF), dự luật dự trữ chiến lược Bitcoin đang được thảo...

Tin vắn Crypto 22/11: Bitcoin mới chỉ bắt đầu giai đoạn parabol trong chu...

Từ nhận định Bitcoin "mới chỉ bắt đầu giai đoạn parabol trong chu kỳ hiện tại" đến CFPB loại ví tiền điện tử ra...

Mùa Altcoin đầy sôi động: Đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào các...

Thị trường tiền điện tử vài tuần gần đây liên tục ghi nhận đà tăng trưởng bùng nổ mạnh mẽ. Đồng Bitcoin (BTC) gần...

Tập đoàn Charles Schwab cân nhắc giao dịch crypto, tân CEO ‘cảm thấy ngớ...

Charles Schwab, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Hoa Kỳ, có kế hoạch tham gia thị trường crypto giao ngay khi...

Giá Popcat giảm mạnh, CatSlap bùng nổ ngày ra mắt. Meme coin hệ mèo...

Hãy quên Popcat đi! Một meme coin mới có tên CatSlap ($SLAP) vừa chính thức ra mắt và nhanh chóng trở thành cái tên...
Sandeep Nailwal của Polygon cảnh báo Rug Pulls memecoin

Các vụ kéo thảm memecoin như QUANT có thể thu hút sự đàn áp...

Sandeep Nailwal, đồng sáng lập mạng Ethereum layer-2 Polygon, cảnh báo rằng sự gia tăng các vụ lừa đảo liên quan đến memecoin có...

Các vụ kiện của SEC sẽ “âm thầm khép lại” sau khi Gensler từ...

Nhiều vụ kiện liên quan đến chứng khoán nhằm vào các công ty crypto tại Hoa Kỳ có khả năng sẽ “âm thầm khép...

[QC] Dogizen, ICO Đầu Tiên Trên Telegram, Thu Hút Được 1,4 Triệu USD Khi...

Trong thời gian ngắn, Dogizen đã thu hút sự chú ý trên khắp thế giới tiền điện tử, huy động được hơn 1,4 triệu...