Không hề quá sốc khi biết rằng sự xuất hiện của một lớp tài sản hoàn toàn mới đã tạo ra hàng tá sự giàu có và những tuyên bố được đưa ra về sự đột phá trong công nghệ, tài chính và xã hội cũng đã tạo ra rất nhiều sự đầu tư đáng ngờ và hành vi mờ ám.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi Facebook đã cấm các quảng cáo có liên quan tới cryptocurrency trên nền tảng của nó, và rằng Alphabet / Google cũng lên kế hoạch làm như vậy (Twitter cũng sẽ sớm có động thái tương tự). Hay như SEC mới đây nói rằng tổ chức có “hàng chục” các cuộc điều tra được tiến hành liên quan đến các crypto và ICO.
Đối với những người đang tìm cách tham gia vào thế giới crypto và đầu tư ICO, đây là một danh sách những thứ có thể khiến một nhà đầu tư thua lỗ tiền bạc.
Những crypto có ít hoặc không có tuyên bố giá trị rõ ràng.
Mặc dù một người có thể tranh luận về loại vốn hóa thị trường mà Bitcoin xứng đáng nhưng nó có một tuyên bố giá trị, nhờ vào sự hỗ trợ mà nó đã nhận được từ lâu như là một phương tiện lưu trữ giá trị thay thế cho các kim loại quý. Trong khi đó, Ethereum, crypto có giá trị cao thứ hai trên thế giới, đã thu hút được sự hỗ trợ của nhà phát triển và các tổ chức do khả năng hỗ trợ các hợp đồng thông minh – một cách để thực thi các hợp đồng tài chính mà không có trung gian và các ứng dụng phân tán. Và Ripple / XRP, crypto đứng thứ 3 thế giới, đã thu hút sự quan tâm về tiềm năng của nó trong việc thúc đẩy các giao dịch giá rẻ xuyên biên giới.
Nhưng vẫn còn 18 crypto với vốn hóa thị trường hơn 1 tỷ USD và gần 100 crypto với vốn hóa hơn 100 triệu USD. Danh sách này bao gồm các công ty như Dentacoin, được đưa ra bởi một công ty cố gắng sử dụng chương trình “Ethereum Blockchain” để “cung cấp các giải pháp cho ngành nha khoa toàn cầu” và Waltonchain, những nhà quảng bá nói rằng họ muốn “mở rộng công nghệ blockchain từ Internet sang Internet of Things” (và những người gần đây đã bị buộc tội tạo ra một giveaway giả mạo vào ngày Valentine).
Đừng ngạc nhiên nếu hầu hết trong số 100 crypto đó là vô giá trị (hoặc gần như thế) trong một vài năm tới – ngay cả khi Bitcoin và Ethereum đang làm rất tốt.
Những công ty công khai đột nhiên bị thổi phồng như những sân chơi crypto.
Hiện tượng này đang dần dần biến mất, nhưng nó hầu như không kết thúc. Nếu bạn nói rằng, một nhà phát triển dụng cụ y tế (Biotpix / Riot Blockchain) hoặc một nhà sản xuất trà đá (Long Island Iced Tea Corp / Long Blockchain Corp) quyết định thêm “Blockchain” vào tên của nó và tuyên bố nó bây giờ là một người chơi crypto thì tốt nhất là cẩn trọng.
Tương tự như vậy, khi một công ty lớn hơn, hợp pháp hơn đột nhiên bị thổi phồng lên như là một sân chơi crypto/blockchain, một nhà đầu tư nghĩ lâu dài thì ít nhất cũng nên nghiên cứu về mức độ tiếp xúc crypto mà công ty thực sự có cũng như triển vọng tăng trưởng cho mặt kinh doanh này của công ty như Overstock.com và Square – cặp công ty chứng kiến một số lượng lớn bất cập liên quan đến việc dấn thân vào thị trường crypto của họ trong thời gian đỉnh của cơn sốt cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018.
Các ICO lừa đảo
Các ICO – bán các crypto hoặc token mới gắn liền với các dịch vụ do công ty cung cấp cho phép và thường được các nhà đầu tư mua bằng Bitcoin hoặc Ethereum – gia tăng thì đồng nghĩa với việc các báo cáo về scam cũng tăng theo.
Thường thì đi kèm theo những scam này là: Những lời hứa về lợi tức lớn hoặc lợi nhuận được bảo đảm, những tuyên bố về việc sử dụng crypto / token được đề nghị để biến đổi cách mà một ngành công nghiệp chính hoạt động, một với các lập luận mập mờ hoặc không được nghiên cứu rõ ràng, thiếu một lộ trình rõ ràng và sự thúc đẩy của một loạt các quảng cáo từ một công ty trước đây không được biết đến trên các phương tiện truyền thông xã hội và các diễn đàn cryptocurrency.
Cũng giống như các công ty thương mại công khai bị kích động như các sân chơi crypto, nghiên cứu một chút có thể giúp nhà đầu tư không gặp nhiều khó khăn sau này. Một nhà đầu tư ICO cần biết những thông tin về công ty ICO: Hậu thuận tài chính là ai, hồ sơ của đội ngũ quản lý, tài chính, kế hoạch ngắn hạn của ICO và chiến lược dài hạn để tận dụng các crypto/token nó tạo ra để xây dựng một doanh nghiệp có lợi nhuận.
Các ICO là những khoản đầu tư thua lỗ.
Ngay cả khi một ICO đang được đưa ra bởi một công ty có uy tín với một đội ngũ quản lý đáng tin cậy, thì cũng không thể cho rằng crypto / token được phát hành sẽ duy trì được giá trị của nó. Cần nhớ rằng ICO thường không liên quan đến việc bán cổ phần trong công ty phát hành, nhưng trong một tài sản mới cần được chấp nhận bởi các bên thứ ba để các nhà đầu tư cuối cùng bán nó với giá cao hơn. Chẳng hạn, ứng dụng nhắn tin Kik đã huy động 100 triệu USD thông qua ICO, trong đó nó đã tung ra một crypto – gọi là Kin – nhằm hỗ trợ cho hệ sinh thái của nhà phát triển được Kin hỗ trợ.
Nếu người tiêu dùng và nhà phát triển không mua Kin, các nhà đầu tư sẽ ở thất bại ngay cả khi chính Kik đã chứng tỏ là mình thành công về mặt tài chính. Và nhìn rộng hơn vào cảnh quan của ICO thì nếu nhiều trong số 100 crypto với tổng cộng 100 triệu đô la vốn không có giá trị thì các ICO chịu trách nhiệm phát hành các crypto cũng không phải là một khoản đầu tư tuyệt vời.
Các cuộc tấn công lừa đảo
Các crypto không phải là tài sản duy nhất bị tấn công lừa đảo – những trò gian lận trong đó ai đó cố gắng giả mạo danh tính của một tổ chức có uy tín (thường là với sự giúp đỡ của một trang web giả mạo) mà nạn nhân có tài khoản trong đó, để ăn cắp danh tính/tài khoản của nạn nhân. Tuy nhiên, các crypto đã trở thành một mục tiêu đặc biệt phổ biến gần đây. Dòng tiền vào lớn mà không gian này đã nhìn thấy gần đây là một trong những lý do chính khiến các tài khoản crypto đã trở thành mục tiêu phổ biến cho kẻ lừa đảo; vì vậy thực tế là nạn nhân không thể phục hồi các khoản tiền bị mất sau khi các chìa khóa riêng tư của họ đã bị tổn hại.
Vào tháng 1, Ernst & Young ước tính rằng gần 400 triệu đô la trong số 3,7 tỷ đô la Mỹ đã được thu về cho đến nay thông qua ICO đã bị mất hoặc bị đánh cắp thông qua các cuộc tấn công lừa đảo. Nhiều khuyến cáo được đề nghị để tránh các cuộc tấn công lừa đảo nhắm mục tiêu đến tài khoản ngân hàng hoặc dữ liệu thẻ thanh toán cũng được áp dụng cho ví tiền cryptocurrency.
Kế hoạch Ponzi và chiến lược pump-and-dump
Đây là hiện tượng mà nhiều nhà đầu tư trong thị trường công khai khá quen thuộc và nhiều nhà đầu tư crypto mới đã không may vướng vào. Vào tháng Một, Ủy ban Thương mại Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) đã đưa ra một vụ kiện chống lại những người ủng hộ My Big Coin, một vụ lừa đảo crypto liên quan đến một đồng tiền không tồn tại và khoản thanh toán không có sẵn đối với các nhà đầu tư ban đầu dựa vào các quỹ từ các nhà đầu tư tiếp theo.
Và ngay trước đó, dịch vụ cho vay / trao đổi Bitcoin – Bitconnect, dịch vụ đã hứa hẹn lợi nhuận khổng lồ từ các khoản vay “cryptocurrency” được thực hiện trên nền tảng hứng chịu nhiều cáo buộc về hình thức Ponzi, đã tuyên bố nó sẽ ngừng hoạt động.
Xét về bề ngoài, Big Coin và Bitconnect chỉ là đỉnh của tảng băng trôi khi nói đến các công trình ngầm của Ponzzi và các chiến lược kim tự tháp. Ngoài ra còn có một vài báo cáo về các kế hoạch pump-and-dump.
Các nhà đầu tư Crypto muốn tránh những trò gian lận như vậy thì tốt hơn hết nên nhớ một câu nói cũ: Nếu điều gì đó quá tốt để trở thành sự thật thì nó chắc chắn không phải sự thật. Nếu một công ty đầu tư cryptocurrency hay một liên doanh hứa hẹn lợi nhuận lớn được đảm bảo sẽ ít rủi ro hơn hoặc nếu một tờ báo hoặc nhà quảng cáo truyền thông xã hội tuyên bố rằng một crypto với một thị phần nhỏ là “Bitcoin tiếp theo” và sẽ sớm tăng vọt thì sẽ chẳng ngạc nhiên nếu tên của người đề xướng cuối cùng sẽ được đề cập trong một cuộc điều tra của SEC hoặc một vụ kiện nhiều triệu đô la.
Sn_Nour
Theo Tapchibitcoin.vn
Xem thêm: