Vào những năm 1960 đến những năm 1990, Singapore được mệnh danh là một trong bốn “Con rồng châu Á” của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng cách tiếp cận tiền điện tử của nó là một câu chuyện phức tạp hơn.
Trong những tháng gần đây, Singapore đã phải hứng chịu nhiều vụ bê bối về tiền điện tử. Terraform Labs của Do Kwon với stablecoin terraUSD sụp đổ vào tháng 5 năm ngoái, đã được đăng ký tại quốc gia này. Quỹ phòng hộ crypto của Singapore, Three Arrows Capital, cũng đã nộp đơn xin phá sản vài tháng sau đó, kéo theo Voyager Digital.
Quy định bảo thủ
Trước đó, Singapore từng gây sốt khi là một trong những quốc gia dẫn đầu ngành công nghiệp crypto. Theo KPMG, vào năm 2021, đầu tư vào ngành công nghiệp tiền điện tử của Singapore đã tăng gấp 10 lần so với năm trước, lên 1,48 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng số vốn đầu tư tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào thời điểm đó.
Trong thời kỳ hậu chiến, Singapore là một siêu sao trong nền kinh tế toàn cầu. Được biết đến như một trong 4 ‘Con rồng châu Á’, cùng với Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan. Đây là quốc gia có tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế cao. Cùng với Nhật Bản, các quốc gia châu Á này tượng trưng cho sự đổi mới, hiện đại và năng động.
Tăng trưởng GDP hàng năm, 1976 – 2021 | Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Vào thời điểm đó, tốc độ tăng trưởng của “Con rồng châu Á” đã vượt mặt phương Tây. Từ năm 1976 đến 2022, Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Singapore trung bình là 6,26%, cao hơn các nền kinh tế phát triển nhất tại Bắc Mỹ và Tây Bắc Châu Âu.
Phân tích gần đây cho thấy, trong thế kỷ 21, Singapore đang để lại nhiều ấn tượng trong nền kinh tế tiền điện tử toàn cầu.
Để không bỏ lỡ thông tin, mời quý độc giả theo dõi Telegram của chúng tôi: https://t.me/tapchibitcoinvn
Singapore coi tiền điện tử là rủi ro tiềm ẩn
Vào tháng 11 năm ngoái, theo báo cáo từ Coincub, quốc gia này đã đứng đầu trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp tiền điện tử. Vương quốc Anh, Quần đảo Cayman, Hồng Kông và Hoa Kỳ lần lượt là những quốc gia nằm trong top 5.
Vào quý 3/2022, Coincub cũng xếp Singapore là top 5 quốc gia “thân thiện với tiền điện tử”, xếp sau Đức, Thụy Sĩ, Úc và UAE. Đối với “hoạt động tiền điện tử”, quốc gia này lọt vào top 13.
Những thứ hạng ấn tượng này được xem là điều khá ngạc nhiên khi dựa trên những bình luận gần đây của chủ tịch ngân hàng trung ương. Trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, người đứng đầu Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) và cựu Phó Thủ tướng của đất nước, Tharman Shanmugaratnam, đã có một số lời chỉ trích đối với hệ sinh thái tiền điện tử.
“Tôi nghĩ cho dù đó là tiền điện tử hay tài chính truyền thống, cần phải điều chỉnh những thứ như rửa tiền. Nếu chúng ta đang nghĩ về việc điều chỉnh tiền điện tử giống như cách điều chỉnh các ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm, thì thực tế là chúng ta khó có thể hợp pháp hóa thứ gì đó vốn dĩ thuần túy là đầu cơ”.
Nhận xét của Shanmugaratnam là đại diện cho thái độ chung của đất nước đối với tiền điện tử. Công nghệ này được coi là đáng giá, nhưng chỉ trong một số bối cảnh nhất định.
Trong năm qua, chính phủ đã tập trung vào mối liên hệ của crypto với hoạt động rửa tiền, tài trợ cho khủng bố, rủi ro đối với sự bất ổn tài chính nói chung và đang ra sức bảo vệ người tiêu dùng.
Ngay sau khi FTX sụp đổ, giống như nhiều quốc gia khác, Singapore yêu cầu các công ty tiền điện tử phải xin giấy phép hoạt động.
Các loại Giấy phép nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tại Singapore | Nguồn: Deloitte
Nhìn chung, đất nước này đang quyết tâm chống lại những rủi ro và biến động trên thị trường. Mặc dù các quy định tại Singapore tương tự như quy định của các nền kinh tế phát triển khác, nhưng nó cũng có những điểm khác biệt.
Tháng 10 năm ngoái, MAS đã đề xuất các quy tắc, đặt ra các yêu cầu về vốn và dự trữ cho các tổ chức phát hành stablecoin. Quy tắc này sẽ cấm tổ chức phát hành tham gia vào “các hoạt động rủi ro khác” như cho vay hoặc staking.
Nỗ lực tìm một con đường trung lập
Tuy nhiên, các đề xuất tìm cách khuyến khích stablecoin như một “phương tiện trao đổi đáng tin cậy trong hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số”. Ngoài ra, từ tháng 1/2022, tất cả quảng cáo tiền điện tử đều phải cung cấp thông tin rõ ràng, rằng quảng cáo đó có rủi ro tài chính.
Cách tiếp cận của Singapore cố gắng hạn chế hành vi phi pháp và rủi ro cao, đồng thời cung cấp các trường hợp sử dụng như CBDC và một số loại stablecoin nhất định.
Chuang Chin Tuan, Giám đốc sản phẩm tại X Marketplace cho biết: “Tại Singapore, thay vì nói ‘không thể làm điều này’, họ sẽ tìm ra cách để mọi người làm mọi việc trong một môi trường an toàn và được kiểm soát”.
“Chính phủ tạo ra các quy định về tiền điện tử tại Singapore là để bảo vệ người dùng. MAS rất nghiêm ngặt với việc cấp giấy phép nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử. Các dự án muốn tự do và phi tập trung hóa thực sự có lẽ sẽ không thích các quy định này, tuy nhiên, đây là những ‘hạn chế’ cần thiết. Các quy định tại đây mang tính trung lập, không phải là lệnh cấm”.
MAS cũng đã đề xuất các công ty tiền điện tử cần kiểm tra xem khách hàng bán lẻ có đủ kiến thức tài chính để tham gia vào hệ sinh thái hay không.
Chính phủ Singapore không cho rằng người tiêu dùng, thương nhân và nhà đầu tư là những kẻ ngu ngốc. Tuy nhiên, tiền điện tử là hệ sinh thái phức tạp và những người tham gia thị trường có khả năng chưa nắm được kiến thức tổng quát. Do đó, mọi người sẽ đầu tư mà không hiểu hết được những rủi ro.
‘Có’ với tiền điện tử, ‘Không’ với đầu cơ chưa được kiểm soát
Năm ngoái, tại Lễ hội Fintech Singapore, Ravi Menon, Giám đốc điều hành của MAS, cho biết:
“Chúng tôi muốn trở thành trung tâm tiền điện tử giúp mang lại nhiều trường hợp sử dụng cho tài sản kỹ thuật số hoặc token hóa tài sản tài chính, nhằm tăng hiệu quả và giảm rủi ro trong các giao dịch tài chính. Nhưng sẽ không ủng hộ các giao dịch và đầu cơ vào tiền điện tử”.
Trên khắp thế giới, tiền điện tử đang trong cuộc chiến giành tính hợp pháp. Singapore không hoàn toàn tin rằng tiền điện tử là con đường đầu tư hiệu quả. Nhưng nhiều doanh nghiệp tiền điện tử tại đất nước này hầu hết đều hài lòng với khung pháp lý hiện tại.
Raghav Sood, Phó Giám đốc chiến lược của Coinhako, sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Singapore cho biết: “Các quy định và khuôn khổ do chính phủ thực hiện với mục đích tạo ra một hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số an toàn hơn tại Singapore. Vì không gian tiền điện tử vẫn còn tương đối non trẻ, nên việc các cơ quan quản lý can thiệp và cộng tác với những người chơi trong ngành, để tạo điều kiện cho sự phát triển và tính hợp pháp, cũng như giảm thiểu rủi ro phát sinh trong thị trường là điều đương nhiên”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Trung Quốc chi 14,7 triệu đô la e-CNY để thúc đẩy áp dụng
- Phân tích on-chain: Các dự đoán tiền điện tử lớn nhất cho tháng 2/2023
- 5 bong bóng kinh tế lớn nhất trong lịch sử
Việt Cường
Theo BeInCrypto