IMF cập nhật tiêu chuẩn toàn cầu, đưa tiền điện tử vào cán cân thanh toán

Updated: 22/03/2025 at 13:00

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cải tổ các tiêu chuẩn về cán cân thanh toán nhằm phản ánh tác động ngày càng tăng của tài sản kỹ thuật số.

Theo Cẩm nang Cán cân Thanh toán, Ấn bản Thứ bảy (BPM7) vừa được công bố, các loại tiền điện tử như Bitcoin hiện được phân loại là tài sản phi tài chính, phi sản xuất, trong khi một số token khác được xem như các khoản nắm giữ vốn chủ sở hữu.

Đây là lần đầu tiên IMF đưa hướng dẫn chi tiết về tài sản kỹ thuật số vào các tiêu chuẩn thống kê toàn cầu của mình.

Tiền điện tử không có nghĩa vụ tài chính

Khung phân loại mới chia tài sản kỹ thuật số thành token có thể thay thế (fungible token) và không thể thay thế (nonfungible token), đồng thời xác định liệu chúng có nghĩa vụ tài chính đi kèm hay không.

  • Bitcoin và các token không có nghĩa vụ tài chính được xếp vào nhóm tài sản vốn.
  • Stablecoin – loại tài sản có nghĩa vụ tài chính bảo chứng – được coi là công cụ tài chính.

IMF nhấn mạnh:

“Tài sản tiền điện tử không có nghĩa vụ tài chính đối ứng, được thiết kế để hoạt động như một phương tiện trao đổi (ví dụ: Bitcoin), sẽ được xem là tài sản phi tài chính, phi sản xuất và được ghi nhận riêng trong tài khoản vốn.”

Điều này đồng nghĩa với việc dòng chảy tiền điện tử xuyên biên giới liên quan đến các tài sản như Bitcoin sẽ được ghi nhận trong tài khoản vốn, dưới dạng mua bán hoặc chuyển nhượng tài sản phi sản xuất.

Trong khi đó, các token có nền tảng hoặc giao thức hỗ trợ – chẳng hạn như Ethereum (ETH) hay Solana (SOL) – có thể được phân loại là tài sản giống vốn chủ sở hữu nếu chủ sở hữu cư trú tại một quốc gia khác với nơi phát hành token.

Ví dụ, nếu một nhà đầu tư tại Anh nắm giữ token SOL phát hành từ Mỹ, khoản nắm giữ này sẽ được ghi nhận là tài sản tiền điện tử thuộc vốn chủ sở hữu, tương tự như đầu tư cổ phiếu nước ngoài truyền thống.

IMF cho biết, dù các tài sản này dựa trên công nghệ mật mã, chúng vẫn có thể so sánh với vốn chủ sở hữu thông thường về quyền sở hữu.

Phần thưởng staking và dịch vụ xác thực giao dịch

Nhằm phản ánh sự phức tạp của các hoạt động staking và lợi nhuận từ tài sản tiền điện tử, IMF cũng tuyên bố rằng phần thưởng staking có thể được coi như cổ tức vốn chủ sở hữu và sẽ được ghi nhận trong thu nhập tài khoản vãng lai, tùy vào quy mô và mục đích nắm giữ.

Cẩm nang mới này đánh dấu một sự thay đổi quan niệm đối với các quốc gia trong việc biên soạn thống kê kinh tế vĩ mô, giúp nâng cao khả năng theo dõi tác động kinh tế của tài sản kỹ thuật số và các dịch vụ liên quan.

Các giao dịch liên quan đến xác thực chuyển giao tài sản tiền điện tử – chẳng hạn như đào coin (mining) hoặc staking – sẽ được coi là hoạt động sản xuất dịch vụ và được ghi nhận vào xuất nhập khẩu dịch vụ máy tính.

BPM7 được phát triển thông qua quá trình tham vấn toàn cầu với hơn 160 quốc gia, dự kiến sẽ là tài liệu hướng dẫn thống kê chính thức trong nhiều năm tới.

Dù quá trình triển khai sẽ phụ thuộc vào từng khu vực pháp lý, bước đi của IMF đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc công nhận vai trò kinh tế vĩ mô của tài sản kỹ thuật số theo một chuẩn mực thống nhất trên toàn cầu.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn

Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io

Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn

Vương Tiễn

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Mới cập nhật

Chính phủ các nước đang chạy đua để tích trữ dự trữ Bitcoin — các nhà đầu tư hiện chỉ còn một khoảng thời gian ngắn trước khi việc tích lũy của các quốc gia làm thay đổi toàn bộ bối cảnh thị trường crypto. Động lực tích trữ Bitcoin... ...

Trong vòng 24 giờ qua, thị trường tiền điện tử đã chứng kiến làn sóng giao dịch sôi động, phản ánh rõ nét sự chuyển biến tích cực trong tâm lý nhà đầu tư. Sự hưng phấn này được thể hiện qua mức tăng ấn tượng hơn 221 tỷ USD... ...

Dữ liệu on-chain cho thấy các  “cá voi” vẫn có động thái mua vào liên tục trong lúc thị trường ảm đạm và hoạt động này đang đẩy nhanh hơn trong thời gian gần đây, đặc biệt là với Bitcoin và nhiều altcoin tiềm năng. Động thái này của họ... ...

Thị trường crypto đang bước vào giai đoạn sôi động khi Bitcoin chính thức vượt ngưỡng 100.000 USD vào ngày 8 tháng 5, đánh dấu mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 2/2025. Cột mốc quan trọng này đã thêm gần 300 tỷ USD vào tổng vốn hóa toàn... ...

Việc được niêm yết trên Binance – sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới – không chỉ là bước ngoặt danh giá mà còn là cú huých giúp một dự án bứt phá mạnh mẽ trên thị trường. Những dự án lọt vào “tầm ngắm” của Binance... ...

Trong thời đại mà Instagram, TikTok và Facebook thống trị mọi màn hình điện thoại, một sự kiện bất ngờ vừa diễn ra tại Phần Lan. Ứng dụng Pi Network đã vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các ứng dụng xã hội miễn phí hàng đầu.... ...

Trong vòng 24 giờ qua, VIRTUAL đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng hơn 23%, trở thành đồng altcoin có hiệu suất tốt thứ hai trên thị trường crypto. Động lực tăng giá này diễn ra trong bối cảnh Bitcoin vừa lấy lại mốc 100.000 USD, khơi dậy một... ...

Tập đoàn đầu tư Nhật Bản Metaplanet tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số tại châu Á khi công bố kế hoạch phát hành thêm một đợt trái phiếu không lãi suất trị giá 21,25 triệu USD, với mục tiêu duy... ...

Kể từ khi vực dậy trở lại mốc $2 quan trọng vào giữa tháng 4, token thanh toán xuyên biên giới của Ripple đã bị mắc kẹt trong vùng giá dao động giữa $2 (đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ tâm lý) và $2,26, vùng kháng cự chính đã... ...

Công ty khai thác Bitcoin MARA Holdings (MARA) – tiền thân là Marathon Digital – đã gần như gấp ba lượng Bitcoin nắm giữ chỉ trong vòng 12 tháng, theo báo cáo tài chính quý 1 vừa công bố. Tính đến cuối quý 1 năm 2025, MARA sở hữu 47.531... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode