Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 2: Sự riêng tư trong tình trạng cấp thiết
Chương 6: Sự riêng tư là điều tất yếu đầu tiên trong nhân quyền
Phân đoạn 4: Sự riêng tư – Hãy sẵn sàng cho Cuộc cách mạng
Tác giả: Wendy McElroy
“Tôi nghĩ người đưa thư đang dần thâu tóm chúng ta lần lượt từng người một, bắt đầu với điểm yếu nhất, dụ dỗ ta đến một mức đủ để biết được tên thật (True Names) của chúng ta – và sau đó là hủy họa chúng ta.” – Trích từ cuốn tiểu thuyết “True Names” của Vernor Vinge.
Sự riêng tư vẫn chưa chết, dù nhiều nhà trí thức trong toà án tuyên bố như vậy, thường là để chuẩn bị cho việc “chôn cất” nó. Sự riêng tư đang được đổi mới. Cryptocurrency đang tự chuyển hóa thành một công cụ mạnh mẽ hơn rất nhiều cho sự tự do của con người. Tuy nhiên, những người ưa thích phiên bản cũ của sự riêng tư không cần phải bận tâm đến điều này. Những chiếc rèm vẫn có thể dùng để che cửa sổ vào ban đêm; các giao dịch tài chính vẫn có thể được mã hóa. Hình thức riêng tư mới là một sự thay thế tương hợp. Nhưng phần lớn trong số đó dường như phản trực giác.
Cuốn True Names cung cấp một sự tham khảo cho những fan hâm mộ khoa học viễn tưởng. Cuốn tiểu thuyết năm 1981 của Vernor Vinge đôi khi được cho là đã phát động phong trào Cyberpunk vì nó khám phá ra rất nhiều chủ đề mà sau đó đã được phát triển qua những chi tiết tuyệt đỉnh. Một chủ đề: việc bảo vệ danh tính thực vô cùng quan trọng đối với sự tự do và sự sống còn của một cá nhân. Danh tính thực là tên hoặc thông tin nhận dạng khác có thể dẫn trực tiếp một người đến trước cửa nhà của một người khác, cho dù mục đích của chuyến đi đó là để bắt tay hoặc bắt giữ người đó. True Names có sự liên quan đặc biệt với sự riêng tư mới được tạo ra bởi cryptocurrency bởi vì nó làm nổi bật sự thay đổi trong trọng tâm của sự riêng tư khỏi các giao dịch để chuyển sang các danh tính. Sự kết nối chắc chắn giữa các giao dịch và danh tính không còn nữa. Thật vậy, chúng có thể được tách biệt hoàn toàn. Và có rất nhiều lợi thế để làm vậy.
Mọi người sẽ vấp phải vấn đề về tính minh bạch khi họ xem xét sự riêng tư của crypto. Vì các giao dịch trên Blockchain 100% là minh bạch và sẵn sàng cho tất cả mọi người, nên cryptocurrency được coi là cái chết của sự riêng tư. Đây không phải là cái chết; mà là một sự tái định nghĩa mang tính cần thiết. Bản chất cốt lõi của riêng tư đang chuyển từ những hồ sơ giao dịch sang danh tính của các giao dịch viên. Một mối quan hệ mật thiết giữa hai người có thể tồn tại. Các giao dịch có thể tiết lộ danh tính theo nhiều cách. Người dùng có thể không đi qua một bộ máy trộn hoặc cối xay, hoặc có thể người đó không sử dụng một loại tiền tệ được thiết kế để bảo vệ sự riêng tư. Dường như có rất nhiều rắc rối khi sử dụng một địa chỉ kỹ thuật số duy nhất cho mỗi lần giao dịch, như Satoshi Nakamoto gợi ý. Hoặc người dùng đó có thể phạm phải sai lầm chủ yếu trong tất cả các sai lầm của sự riêng tư; đó là mở một tài khoản với trên một sàn giao dịch tập trung. Một người dùng bất cẩn có thể để lộ ra tên thật của mình.
Một người dùng thận trọng nắm giữ một khả năng lớn hơn để bảo vệ sự riêng tư ngày nay hơn bao giờ hết. Hãy xét đến một câu hỏi duy nhất: Satoshi Nakamoto là ai? Danh tính của một nhân vật công chúng có ảnh hưởng to lớn và sự hiện diện rõ ràng của máy tính có thể sẽ không bao giờ được biết đến bởi vì Satoshi sử dụng các công cụ để bảo vệ sự riêng tư của mình.
Sự thay đổi trong bản chất của riêng tư không nên bị đánh giá thấp.
Tái định vị bản chất của sự riêng tư
Bản chất của riêng tư từng được đặt trong các giao dịch.
Trong nhiều thế kỷ, trọng tâm của chính phủ và các tổ chức tài chính đó là theo dõi các giao dịch để đánh thuế và kiểm soát chúng. Có thể nói rằng, việc tiết lộ đầy đủ và giám sát dòng tài sản chính là “mô hình kinh doanh” của chính phủ. Các nhà chức trách đòi hỏi tính minh bạch như một cách để định dạng những cá nhân đang thực hiện giao dịch hoặc tích lũy tài sản. Thông tin về các giao dịch tương tự như việc kiểm soát các giao dịch, cũng như việc các cá nhân tạo ra chúng. Với những thông tin như vậy, các khoản thuế có thể được thu thập, lệ phí có thể được khấu trừ, những người vi phạm pháp luật có thể bị bỏ tù, việc kiểm soát xã hội có thể được áp đặt, và sự tịch thu toàn bộ có thể xảy ra.
Chính phủ đã thể hiện nỗ lực đáng kinh ngạc, dành cả thời gian và chi phí để thu thập dữ liệu trong sự biến động tiền tệ. Mỗi tài khoản ngân hàng phải được chứng minh bằng ID do chính phủ cấp, với tất cả các giao dịch được báo cáo với cơ quan thuế và các cơ quan khác. Ít nhất thì điều này là đúng, theo như các tổ chức mong muốn các đặc quyền khi thực hiện các công việc hợp pháp. Trên bình diện cá nhân, các nhà đầu tư lớn phải được các chính phủ “công nhận”. Tiền lương của nhân viên được báo cáo qua các dạng thuế bao gồm số an sinh xã hội (True Names), cũng như thông tin về địa điểm, ví dụ như địa chỉ nhà ở. Các chính phủ đã sử dụng mô hình dữ liệu không giới hạn để kiểm soát các cá nhân và xã hội trong nhiều thập kỷ.
Không còn nữa. Blockchain sẽ hoàn toàn minh bạch.
Bitcoin.com giải thích sự minh bạch trong bài phân tích trên whitepaper của Satoshi:
“Khái niệm về đồng tiền kỹ thuật số của Nakamoto là một chuỗi các chữ ký số (digital signatures) theo trình tự thời gian được xác nhận. Để minh hoạ cho điều này, hãy nghĩ đến đồng coin mã hóa của Nakamoto như một kiện hàng UPS hoặc FedEx mà bạn ký tại nhà của bạn trước khi gửi nó tới địa chỉ chuyển tiếp. Nhưng sự khác biệt ở đây là một sổ cái công khai được đặt ngay trên phiếu giao hàng đó, nó cho biết toàn bộ lịch sử của tất cả các cuộc giao hàng trước đó của cùng một kiện hàng. Thông tin bao gồm tất cả các địa chỉ gốc cũng như các dấu mốc thời gian ghi chi tiết về địa điểm chính xác của từng đợt giao hàng. Ông cho rằng việc kiểm toán truy nguyên toàn diện như vậy sẽ giúp đảm bảo cho cả người nhận và toàn bộ mạng lưới rằng chuỗi giao hàng/giao dịch là chính xác và an toàn.”
Đối với các cá nhân và thị trường tự do, công nghệ Blockchain cung cấp các dữ liệu thương mại có giá trị hỗ trợ tính chính xác và sự an toàn. Đối với các chính phủ, Blockchain là một kỷ lục đáng kinh ngạc và dễ dàng tiếp cận trong việc trao đổi tài sản. Những điều được đề cập ở trên là một “giấc mơ ưới át” của một nhà thống kê. Vậy tại sao các chính phủ lại đang tranh giành để duy trì sự kiểm soát kinh tế hơn là rót sâm panh để ăn mừng?
Bởi vì bản chất cốt lõi của riêng tư đã thay đổi. Nó không còn nằm trong các giao dịch được ghi chép cẩn thận bởi chính phủ. Những giao dịch này hoàn toàn minh bạch và được cung cấp rộng rãi cho tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là các “sổ cái” đã mất đi rất nhiều giá trị của chúng dưới vai trò là công cụ kiểm soát xã hội.
Bản chất của sự riêng tư giờ đây nằm trong danh tính của những người tham gia vào giao dịch; nó nằm trong các chữ ký số, với việc công nghệ đang dần nằm trong sự kiểm soát của các cá nhân. Hãy gọi nó là sự ẩn danh – giả định về một người không có danh tính. Gọi nó là kí danh – việc thông qua một nhân vật phụ. Gọi nó là đa danh – việc sử dụng nhiều diện mạo cá nhân để đạt được các mục đích khác nhau. Việc khám phá ra tên thật của một cá nhân trong các giao dịch tài chính chưa bao giờ khó khăn đến thế. Việc sở hữu một bản ghi chép các giao dịch đang trở thành một chiến lược “đường cùng” đối với chính phủ.
Một ví dụ thực tế có thể sẽ hữu ích hơn. Phương án tốt nhất tương đương cryptocurrency trong thế giới tài chính truyền thống có thể là một tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ được xác định chỉ bằng một con số, chứ không phải bằng một cái tên. Ngay cả khi các giao dịch cho tài khoản được xuất bản trên tờ New York Times, thì việc tiết lộ thông tin không phải mối đe dọa đối với một người nắm giữ tài khoản cẩn thận. Việc công khai một dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý luôn là một điều khó chịu. Tuy nhiên, miễn là sự ẩn danh của chủ sở hữu được duy trì, thì sự riêng tư sẽ không gặp nguy hiểm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt tích cực giữa các tài khoản ngân hàng số và chữ ký số. Các tài khoản ngân hàng này đã và đang là một đặc quyền của người giàu, giá mà bởi vì có những số dư tối thiểu và các chi phí khác để kinh doanh với các tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, với chữ ký số, bảo mật tài chính có sẵn cho bất cứ ai có thể đủ khả năng chi trả cho một kết nối máy tính. Sự riêng tư trong lĩnh vực tài chính đã được dân chủ hóa.
Nghi vấn về Bên thứ 3 được tin cậy
Việc định nghĩa lại sự riêng tư của Satoshi “mang tính mạng”. Hiểu theo nghĩa đen thì nó làm thay đổi thế giới theo một cách cơ bản.
Những cuộc cách mạng thường gợi ra những hình ảnh về những đám đông giận dữ đang nổi dậy trên đường phố để chống lại sự áp bức không thể chấp nhận được. Những cuộc cách mạng là những điều huyền thoại bởi vì hầu hết mọi người đều muốn tin rằng những người bình thường cũng có thể giành lại tự do cho mình và cho con cái của họ. Thế nhưng, giống như những huyền thoại khác, không có nhiều sự thật nằm trong những câu chuyện đó. Các cuộc cách mạng thường biến thành những xã hội không hề tốt đẹp hơn so với những kẻ chuyên chế tiền nhiệm của họ. Thông thường thì chúng còn tệ hơn rất nhiều.
Những cuộc cách mạng thất bại vì vấn đề về “bên thứ ba được tin cậy”. Cụm từ này tưởng như đơn giản, và mọi người rất dễ bỏ qua tầm quan trọng then chốt của nó. Vấn đề mô tả tình huống mà trong đó mọi người trao quyền lợi cuộc sống của mình cho những người nói “Hãy tin tưởng tôi”. Những người tham gia thường là những người lạ được trao các chức vụ về thẩm quyền vì các đặc quyền của chính phủ chứ không phải vì lợi ích của thị trường. Các ngân hàng trung ương là một ví dụ “khét tiếng”. Họ lấy quyền lực từ chính phủ, nghĩa là chính phủ là “khách hàng” mà các NHTW trung thành với, chứ không phải các cá nhân.
Tại sao mọi người lại chơi một trò chơi với mục đích chống lại họ? Ngay cả những nhà cách mạng – những người dựng rào trên những đường phố và liều mạng sống của mình để thách thức chính quyền – sẽ đầu hàng trước một ủy ban, hoặc một chính phủ có tính cách mạng, hoặc một nhà lãnh đạo vĩ đại. Chính quyền cai trị mới có thể được gọi là Ủy ban An ninh Công cộng (Cách mạng Pháp, 1793-1794) hoặc Ủy ban Cách mạng Quân đội (Cách mạng Nga, 1918). Những cái tên và gương mặt mới sẽ tạo ra một ảo ảnh về sự thay đổi, nhưng mục đích của họ cũng giống như những cái tên và gương mặt cũ – đó là để thực thi quyền lực lên những người khác.
Con người từ bỏ sức mạnh vì nhiều lý do. Một giải pháp chỉ đơn giản khi họ không thấy có phương án khả thi nào khác. Họ phải đối phó với các ngân hàng trung ương hoặc các chi nhánh vì việc kiểm soát một cuộc sống bình thường mà không có tài khoản ngân hàng là một điều gần như là không thể. Mọi người tuân thủ vì họ cần thực hiện chức năng kinh tế. Chi phí xã hội là sự từ bỏ thông tin cá nhân tại mọi thời điểm của mọi giao dịch. Và mức giá ở đây là sự riêng tư.
Hoặc nó đã từng như vậy. Giờ đây những người vô chính phủ trong lĩnh vực Crypto và Satoshi đã xuất hiện. Họ thay thế nhu cầu về các bên thứ ba đáng tin cậy thông qua một giao thức cung cấp các dịch vụ tương tự như các ngân hàng trung ương mà không cần đến việc kiểm soát từ các cá nhân. Việc kiểm soát được giữ lại vì bản chất của riêng tư không còn nằm trong các giao dịch nữa, mà nằm trong iTrue Name của người dùng, chúng có thể được giữ lại. Trên sự tương đồng với một tài khoản số, việc che đậy các giao dịch không phải bản chất của riêng tư. Sự ẩn danh được đưa ra bởi con số mới là bản chất của nó.
Theo quan điểm của thế giới cũ (trước năm 2008) về ngân hàng trung ương và các ngân hàng dữ liệu của chính phủ, một bản ghi tỉ mỉ về các giao dịch là cách thức đáng tin cậy nhất để theo dõi và xác định ai sở hữu cái gì. Nó là phương tiện mà theo đó chính phủ kiểm soát dòng tài sản của thế giới. Không còn như vậy nữa.
Satoshi chỉ vào công nghệ Blockchain và nói với các chính phủ: “Cứ thử xem; đi mà kiểm tra mọi đồng xu đang di chuyển trên khắp thế giới này”. Có lẽ thậm chí ông ấy còn mỉm cười, vì tính minh bạch của Blockchain cung cấp rất ít giá trị cho chính phủ, miễn là người dùng thận trọng. “Không cần phải yêu cầu hay trát đòi giấy tờ”, ông thông báo cho các cơ quan như vậy. “Chỉ cần đăng nhập và truy cập vào một hồ sơ công khai ở ngay đầu.” Nếu Satoshi mỉm cười, thì đó là vì sự minh bạch đã không gây tổn hại đến sự riêng tư.
Kết luận
Dù có vẻ nghịch lý, nhưng sự minh bạch là một dạng riêng tư mới đối với những người giữ gìn tên thật của họ. Công nghệ Blockchain mở cũng đã tước đoạt những vũ khí quyền lực nhất của chính phủ dùng để chống lại sự tự do cá nhân: đó là thông tin hữu dụng và độc quyền.
Cách mạng Cryptocurrency sẽ thành công vì nó không nhượng quyền cho một bên thứ ba được tin cậy nào. Cũng sẽ không có sự đổ máu nào trong đó, một cuộc cách mạng phải như vậy mới đem đến những thay đổi tích cực: báo in, điện thoại, máy tính, mạng Internet, Cryptocurrency. Công nghệ đã chiến thắng sự kiểm soát xã hội.
Bài 24: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự im lặng và Linh hồn của Chiến tranh lạnh Crypto
Bài 26: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Chiến lược tiếp cận Sự riêng tư của Satoshi
Dịch giả: Diệu Anh
Theo Tapchibitcoin