Sau khi bị cấm, Bitcoin đột nhiên trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc – đặc biệt, trong các thành viên của chính phủ, ngày càng có nhiều cryptonerd và các nhà quan sát tin rằng mục đích của việc sử dụng coin do nhà nước phát hành là để trải rộng tầm ảnh hưởng và các dự án của Trung Quốc không chỉ trong nước mà còn hướng ra nước ngoài.
Tuần trước, một sự chứng thực to lớn của Bitcoin là “ứng dụng thành công đầu tiên của công nghệ blockchain” đã được đưa lên trang nhất của tờ báo Tân Hoa Xã. Như tờ Independent của Anh đã nêu, đây là một sự thay đổi mang tính bước ngoặt và có ý nghĩa đối với chính phủ. Hai năm trước, chính phủ đã cấm người dân không được mua bất kỳ loại tiền điện tử nào bằng đồng nhân dân tệ Trung Quốc (lệnh cấm này không thể ngăn cản sự quan tâm mạnh mẽ của người dân đối với Bitcoin và việc khai thác Bitcoin).
Đoạn trích trong Tân Hoa Xã là một ví dụ về việc tiền điện tử đang xâm chiếm thị trường Trung Quốc kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình, lãnh đạo tối cao của Trung Quốc ca ngợi blockchain như một “bước đột phá quan trọng” mà Trung Quốc cần “nắm bắt cơ hội”. Kể từ đó, các nhà kiểm duyệt của nước này đã xóa bỏ các bài viết trên internet cảnh báo về các vụ scam blockchain. Như chuyên gia internet và giáo sư Kevin Werbach của Đại học Pennsylvania đã viết trên Wired, các nhà đầu tư Trung Quốc đã phản ứng bằng cách mua thật nhanh các coin và ra mắt 500 dự án blockchain khác nhau.
Đặc biệt, ngân hàng trung ương Trung Quốc đang nghiên cứu một “Hệ thống thanh toán tiền điện tử kỹ thuật số”, một loại Bitcoin fiat. Các giám đốc ngân hàng Trung Quốc có kế hoạch ra mắt tiền điện tử trong năm tới. Trái ngược hoàn toàn với cách sử dụng coin ở các nước phương Tây – về cơ bản, chúng là các cổ phiếu hoặc các mặt hàng đầu cơ khác chỉ có “giá trị” tương đương với tiền mặt (trái ngược với các mặt hàng khác) và phải được đổi thành tiền mặt trước khi sử dụng để mua đồ hoặc đóng thuế – công dân Trung Quốc và những người làm trong doanh nghiệp nhà nước sẽ có thể sử dụng một loại “tiền kỹ thuật số bản địa” thay cho tiền mặt.
Sàn giao dịch Bitcoin hiện vẫn bị cấm ở Trung Quốc, nhưng tại sao Trung Quốc lại có cú lội ngược dòng nhanh đến vậy? Phải chăng là do quyền lực nhà nước?
Một nền kinh tế không tiền mặt là một nền kinh tế chỉ huy – chỉ huy còn nhiều hơn cả thương hiệu “nhà nước tư bản chủ nghĩa” của Trung Quốc. Như TechCrunch đã quan sát, 82% người trưởng thành Trung Quốc đã thực hiện thanh toán kỹ thuật số trong năm 2017. Nếu tất cả các giao dịch đều thanh toán kỹ thuật số và tất cả các giao dịch đều sử dụng một loại tiền kỹ thuật số nhà nước, sẽ không có hoạt động giao dịch hàng hóa hay dịch vụ tiền tệ nào được thực hiên mà không có kiến thức chính phủ và sự gián đoạn tiềm năng.
Đây chỉ là một động thái quyền lực trong nước, nhưng đã đặt nền móng cho một động thái quyền lực mang ý nghĩa địa chính trị quan trọng. Nếu Trung Quốc là “nền kinh tế lớn đầu tiên chấp nhận một loại tiền kỹ thuật số bản địa”, thì đúng như Werbach đã viết, Trung Quốc có thể sẽ buộc các nước khác cũng phải chấp nhận tiền kỹ thuật số giống mình. Trung Quốc sẽ ủy thác các khoản thanh toán cho các quốc gia có nhà máy điện ở Trung Quốc hoặc có những cải tiến cơ sở hạ tầng khác được xây dựng theo sáng kiến “Vành đai và Con đường” bằng đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc. Các công ty khổng lồ đang kinh doanh tại Trung Quốc buộc phải chấp nhận điều này, nếu không sẽ mất quyền tiếp cận các nhà máy hoặc nguồn tài nguyên của Foxconn.
Thay vì loại bỏ những kẻ vô trị internet khỏi sự khắt khe của chính phủ và ngân hàng, tiền điện tử có thể được sử dụng như một phương pháp kỹ thuật để ràng buộc mọi người trong một quyền lực đang chiếm ưu thế với tham vọng toàn cầu – đây chỉ là một khía cạnh khác về tầm hưởng sâu sắc tại Trung Quốc.
Đây chính xác là những gì Trung Quốc đang lên kế hoạch thực hiện, những người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn về blockchain hơn Mark Zuckerberg ở Trung Quốc khẳng định. Zuckerberg đã tự học tiếng Hoa và thực hiện một “cuộc tấn công quyến rũ” với hy vọng Trung Quốc sẽ bỏ “vạn lý tường lửa” và cho phép Facebook truy cập vào thị trường chưa được khai thác cuối cùng của mình – quốc hội Mỹ vẫn đang rất giận dữ Zuckerberg vì những lỗi của công ty anh đang chống lại nền dân chủ mà Bitcoin – dưới sự hậu thuẫn của Trung Quốc – có thể là đòn chí mạng đánh vào “sự thống trị của đồng đô la” đã có từ lâu của người Mỹ, trong đó hoạt động thương mại và tài chính toàn cầu vẫn gắn liền với đồng đô la. Quốc hội dường như không lắng nghe cũng không ưu tiên Zuckerberg trong việc ra mắt Libra, một loại tiền điện tử mang thương hiệu Facebook.
Như giáo sư của đại học Harvard, ông Kenneth Rogoff đã viết trên tờ The Guardian, khả năng các thị trường hợp pháp chuyển sang “Bitcoin Trung Quốc” ít hơn nhiều so với các thị trường ngầm đang nắm giữ coin. Hiện nay, những kẻ khủng bố, những kẻ buôn ma túy và những kẻ bất lương khác sử dụng Bitcoin hoặc các loại tiền khác để trốn tránh chính quyền – đây là chuẩn mực đạo đức vô chính phủ được xây dựng trên blockchain – sau tất cả, có thể chuyển sang loại tiền tệ do Trung Quốc hậu thuẫn và Trung Quốc sẽ ít có khả năng bị tạm ngừng nếu mục tiêu của họ trùng với mục tiêu của nhà nước Trung Quốc.
Nhưng đó chỉ là trong ngắn hạn.
“China Wants World Blockchain Dominance”. Doesn’t matter. No country can dominate the Blockchain without co-operation of the people, and we have our own crypto – created by our geeks, not our governments. It came from the people and it is for the people.https://t.co/CHLN9K3VSd
— John McAfee (@officialmcafee) 15 tháng 11, 2019
You don’t have to use it.
— John McAfee (@officialmcafee) 15 tháng 11, 2019
Hãy là người tiên phong về công nghệ và luôn hoài nghi về giá trị của nó như người lập dị nổi tiếng John McAfee. McAfee, một lập trình viên máy tính, người “chịu trách nhiệm pháp lý” về cái chết của người hàng xóm năm 2012, giữ tất cả mọi tài sản dưới hình thức mà chính phủ không thể tịch thu. Tiền điện tử và quảng cáo tiền điện tử giúp McAfee đứng vững trước cơ quan thuế Hoa Kỳ. “Bạn không cần phải sử dụng nó” hiện đang ảnh hưởng đến tất cả các coin, kể cả coin Trung quốc hay bất kỳ loại coin nào khác. Một khi điều đó thay đổi, thì quyền lực cũng thay đổi và đây là một tương lai Trung Quốc đang hướng tới.
- Trung Quốc: Sở hữu Bitcoin là hợp pháp mặc dù chính phủ đã cấm giao dịch
- Chính sách mới của Trung Quốc không đồng nghĩa với lệnh cấm khai thác Bitcoin – Đây là lý do tại sao
Thùy Ngân
Tạp chí Bitcoin | Observer