Một trong những ngân hàng lâu đời nhất của Mỹ đã chuyển hơn một trăm triệu đô la liên quan đến OneCoin, theo một loạt tài liệu bị rò rỉ từ cơ quan giám sát tội phạm tài chính của Hoa Kỳ.
Vào tháng 2 năm 2017, Ngân hàng New York Mellon (BNY Mellon) đã bị Mạng lưới thực thi tội phạm tài chính Mỹ (FinCEN) gắn cờ một số giao dịch mà họ cho là đáng ngờ vì chúng có vẻ là “layered” (phân lớp) – một kỹ thuật rửa tiền che giấu nguồn gốc của tiền thông qua việc gửi nhiều giao dịch.
Trị giá tổng cộng 137 triệu đô la, ngân hàng cho biết các giao dịch này đến từ các thực thể được liên kết với OneCoin – một kế hoạch tiền điện tử mà chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc là Ponzi. Theo ước tính, OneCoin đã huy động được tổng cộng 4 tỷ đô la từ các nhà đầu tư, khiến nó trở thành một trong những kế hoạch scam thành công nhất từ trước đến nay.
Hãng thông tấn Buzzfeed đã nhận được hàng nghìn báo cáo hoạt động đáng ngờ bị rò rỉ (SAR) từ năm 2011 và 2017 cho thấy các trường hợp khi nhóm tuân thủ của ngân hàng gắn cờ một giao dịch mà họ cho là bất thường và có thể đáng ngờ với FinCEN.
Được gọi là “FinCEN files,”, kho tài liệu gồm 2.657 trang đưa ra dấu hiệu về số tiền bẩn có thể đang đi qua một số ngân hàng lớn nhất thế giới. Vì SAR chỉ là mối quan tâm của các nhân viên tuân thủ, chúng không nhất thiết là bằng chứng về hành vi sai trái của chính họ.
Các hồ sơ cho thấy ngân hàng Deutsche của Đức đã bị gắn cờ tổng cộng 1,3 nghìn tỷ đô la, JPMorgan khoảng 500 tỷ đô la và Bank of America là 384 tỷ đô la. BNY Mellon nhấn mạnh tổng cộng 64 tỷ đô la trong 325 SAR riêng biệt được nộp cho FinCEN, khiến nó trở thành người nộp thường xuyên thứ hai trong các tài liệu bị rò rỉ.
Buzzfeed đã chia sẻ các FinCEN file với Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), cho thấy một giao dịch cụ thể vào năm 2016 trong đó Fenero Equity Investments, một công ty có trụ sở tại Quần đảo Virgin thuộc Anh, đã chuyển khoản khoảng 30 triệu đô la từ tài khoản của mình tại DMS Bank & Trust, Ngân hàng có trụ sở tại Cayman, cho BNY Mellon.
Fenero mô tả khoản thanh toán này là “khoản vay cho CryptoReal” – một quỹ đầu tư được thiết lập bởi người sáng lập OneCoin Ruja Ignatova, người đã “mất tích” kể từ cuối năm 2017.
Trong một hồ sơ SAR được đệ trình vào thời điểm đó, nhóm tuân thủ của BNY Mellon cho biết Fenero thường nhận được yêu cầu từ các thực thể được liên kết với OneCoin. Nó đã gửi tiền đến Ngân hàng DBS của Hồng Kông, cho một công ty địa phương tên là Barta Holdings.
Các email bị chính quyền Hoa Kỳ thu giữ năm ngoái cho thấy Mark Scott, luật sư New York bị kết án tù năm ngoái vì rửa 400 triệu đô la cho OneCoin, đã thu xếp khoản vay 30 triệu đô la từ Fenero để mua một mỏ dầu từ Barta Holdings.
Nhưng các email bị thu giữ cho thấy khoản vay không bao giờ được hoàn trả và số tiền 10 triệu đô la được gửi đến Barta Holdings thực sự được chi tiêu bởi một trong những người đồng sáng lập OneCoin.
Tôi tin rằng khoản vay 30 triệu Euro từ Fenero đến Barta đã được Scott thu xếp để rửa cho OneCoin với nội dung “chuyển cho CC-2” (đồng sáng lập OneCoin), theo lời khai từ đặc vụ Kurt Hafer, đính kèm tệp tin tới Văn phòng luật sư New York.
Người phát ngôn của BNY Mellon nói với ICIJ rằng ngân hàng tuân thủ đầy đủ các quy định tài chính hiện hành và coi trọng vai trò của mình trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu.
Tương tự như vậy, Ngân hàng DMS cho biết họ nhận trách nhiệm pháp lý của mình trong việc giúp chống gian lận và rửa tiền này một cách “cực kỳ nghiêm túc”.
- Em trai người sáng lập OneCoin đồng ý làm chứng chống lại chị gái trước pháp luật
- Nhân vật chủ chốt trong hoạt động rửa tiền của OneCoin hiện phải đối mặt với năm tội danh
Thạch Sanh
Theo Coindesk