Đối với những người mới “nhập môn” thị trường số, thì việc có được một chiến lược trading rõ ràng và thực hiện các nghiên cứu cần thiết là rất quan trọng và tất yếu.
Sự đam mê dành cho cryptocurrency đã được được “thổi bùng” lên trong vài tháng vừa qua. Mỗi ngày có hàng nghìn người đăng kí để mua, hodl và trade các đồng tiền kỹ thuật số. Các mạng lưới và những sàn giao dịch Blockchain điều hành những đồng tiền đó đang “tràn ra từ những vết nứt kỹ thuật số.” Tuy nhiên, có rất nhiều các trader còn thiếu kinh nghiệm và chưa có nhận thức đầy đủ, điều này có thể dẫn đến các lỗi trong phán đoán.
Để hỗ trợ cho các tín đồ mã hoá hiểu được về nền công nghiệp đang đâm chồi này và đưa ra những quyết định tốt hơn, nhà đồng sáng lập của Crypto Virtual Summit – Amateo Ra mới đây đã thiếp lập và đưa ra bản chỉ dẫn Ultimate Crypto Kickstart Guide (Chỉ dẫn cơ bản để bắt đầu việc giao dịch Crypto).
Hiện đang có hơn 1000 loại tiền mã hoá và mọi người đều muốn biết đồng coin nào có khả năng thu được nhiều lợi nhuận nhất. Chỉ dẫn này giải thích rằng việc nghiên cứu những đồng coin mà bạn muốn mua là rất quan trọng.
Bản chỉ dẫn này cũng chỉ ra rằng các trader tiềm năng nên thực hiện một quá trình phân tích doanh nghiệp cơ bản và đọc các sách trắng (white paper) của các công ty trong tương lai gần. Ngoài ra, họ cũng được lợi từ việc giám sát các tài khoản mạng xã hội của một đồng coin cụ thể, để mắt đến mức độ tham gia cộng đồng và đánh giá hướng đi và chiến lược phát triển cho tương tai của doanh nghiệp.
Theo như bản chỉ dẫn của Amateo Ra đã nghiên cứu, có 3 loại chiến lược trading mà bạn có thể áp dụng:
- HODL: Rất đơn giản, chỉ cần tìm một lối truy cập tốt, mua và níu giữ lấy cuộc đời tươi đẹp của bạn. Níu giữ lấy các đồng tiền mã hoá của bạn, cưỡng lại sự cám dỗ của việc bán chúng đi và kiếm được lợi nhuận cao hơn.
- Mid-Term (Trung hạn): đầu tư vào Altcoins và Bitcoin trong thời gian ngắn từ mấy tuần cho đến mấy tháng. Nhiều nhà đầu tư trung hạn sẽ đầu tư rồi sau đó rút vốn đầu tư và tăng những đồng coin này của mình mà không phải mất gì hết. Trung hạn có nghĩa là nếu Bitcoin tăng mạnh, bạn vẫn có thể thanh toán đồng Altcoin của mình và kiếm được lợi nhuận từ những nơi khác có nhiều khả năng hơn.
- Trading: các trader thường chỉ có 1 mục đích duy nhất – đó là dùng các đồng coin khác và giao dịch ký quỹ (margin trading) để tăng lợi nhuận Bitcoin của họ. Các trader sẽ đặt mức giá bán là 20% đến 30% cho mỗi đồng coin mà họ bán và đặt lệnh bán tự động (stop loss) để bảo vệ khoản đầu tư để các thương vụ của họ sẽ tự động thanh toán dựa vào xu hướng thị trường đang tăng hay giảm. Trading thì lại mang nhiều rủi ro hơn và thường các trader sẽ chỉ trade 10% đến 30% tổng số thương vụ trên thị trường của họ.
“Tiền mã hoá về cơ bản linh hoạt hơn những cơ hội đầu tư khác – do vậy nó giúp cho mọi người đưa tiền vào và ra một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tính linh hoạt này khiến cho tiền mã hoá trở nên “độc nhất vô nhị” – và vì vậy nó dẫn đến tính không ổn định trong thị trường,” Ra nói trong bản chỉ dẫn.
“Việc các đồng coin tăng 20% đến 50% và giảm một lượng tương tự là điều hoàn toàn bình thường. Nhớ phải nắm giữ đồng coin của bạn thật chặt – khi lợi nhuận dài hạn cao hơn sự tăng giảm trong ngắn hạn.
“Công nghệ Blockchain dưới nền tảng mã hoá mang tính chất cách mạng triệt để – và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cách chúng ta sử dụng tiền, di chuyển nguồn tài nguyên, và theo dõi các khoản chi tiêu.”
Nằm trong một phần của bản chỉ dẫn, Ra cung cấp đến cho người đọc một danh sách về những sai lầm phổ biến nhất trong thị trường crypto mà các trader có thể vấp phải.
15 sai lầm phổ biến nhất:
- Đi theo âm mưu bơm và xả (pump and dump)
- Không đa dạng hoá khoản đầu tư của bạn để bảo vệ danh mục đầu tư. Hãy nhớ kỹ Quy tắc “không bao giờ bỏ trứng vào một giỏ” của tỷ phú Warren Buffett
- Không bảo vệ các tài khoản của bạn bằng bảo mật 2 lớp FA (2-factor authentication)
- “Cắn câu” trong các vụ phishing scams và email account scams
- “Mắc bẫy” trong vụ lừa đảo AirDrop, Bounty
- Đầu tư vào các đồng coin “rác” khi không nghiên cứu kỹ lưỡng, coin scam, coin giấy lộn, coin giấy vệ vinh
- Giao dịch crypto mà không có các lệnh sell-order và stop-losses (tự động bán)
- Tham gia vào các hệ thống kinh doanh đa cấp, lending mà không có sự nghiên cứu nào – Bitconnect là ví dụ.
- Panic selling (bán ở mức giá thấp) mỗi khi Bitcoin giảm hoặc tăng mạnh –
- Đưa private key của bạn cho người khác (Tin bạn là mất bò)
- Không xác minh tài khoản Bittrex, Binance… và các tài khoản khác của bạn, rồi một ngày ví của bạn sẽ
- Có một chiến thuật không rõ ràng, không POMO- mua bán bằng mọi giá – bất chấp tất cả.
- Không nghiên cứu kỹ càng và cẩn thận cho các khoản đầu tư vào coin của bạn.
- Đánh mất các private key của bạn.
- Lấy thông tin từ những tin đồn và các phỏng đoán mà không phải từ chính các đội ngũ đồng coin.
Hiện nay có một số trường đại học ở Mỹ đang cung cấp các khóa học nghiên cứu ngành công nghiệp Cryptocurrency và công nghệ “đang phát triển” Blockchain hỗ trợ nó. Các khóa học tốt nghiệp đang được tổ chức tại các trường Đại học Carnegie Mellon, Cornell, Duke, Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Maryland và nhiều trường khác nữa. Tại Việt Nam Đại học Bách Khoa Tp HCM cũng đang nghiên cứu lĩnh vực này.
Cuộc họp The Crypto Virtual Summit, trong đó có những cuộc phỏng vấn với các chuyên gia crypto sẽ được phát sóng trực tiếp vào từ ngày mùng 1 đến mùng 4 tháng Ba năm 2018.
Bạn có thể nghiên cứu về tất cả các sàn giao dịch khác nhau, hiểu được chính xác cách mua bán các đồng tiền mã hóa, tính toán mức thuế của bạn, khám phá các ví tiền kỹ thuật số để nắm giữ tài sản và tìm tòi một danh sách về các đồng coin thay thế trên thị trường.
Xem thêm:
SN_Nour