Có vẻ như blockchain – một công nghệ mới liên quan đến tiền điện tử như Bitcoin – đóng một vai trò quan trọng trong quản trị của Trung Quốc sau khi nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát biểu tại một buổi nghiên cứu dành cho các thành viên của Bộ Chính trị vào tháng trước, Tập Cận Bình cho biết blockchain sẽ “đóng vai trò quan trọng trong vòng đổi mới công nghệ và chuyển đổi công nghiệp tiếp theo”, giúp chống lại ưu thế công nghệ của Hoa Kỳ.
Theo một báo cáo trên Tân Hoa Xã, Tập Cận Bình hy vọng Trung Quốc trở thành leader thế giới và “rule maker” trong lĩnh vực này, blockchain được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, sản xuất và công khai.
Mặc dù ông không đề cập đến việc quản trị nhà nước như một ứng dụng khả thi, Đảng Cộng sản và chính quyền các cấp luôn coi những bình luận của Chủ tịch Tập Cận Bình là lời kêu gọi hành động.
Tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài xã luận trên trang web của mình sau bài phát biểu của ông Tập, nói rằng “các quan chức và cán bộ đảng phải hiểu rằng lãnh đạo rất coi trọng công nghệ blockchain vì nó có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế thực, đời sống của người dân và quản lý nhà nước.”
Kể từ đó, các phương tiện truyền thông luôn đề cập đến tầm quan trọng của blockchain và khuyến khích mọi người nắm bắt công nghệ này.
Vào ngày 24/11, các nhà chức trách ở Đức Thanh, một thành phố nhỏ ở phía đông tỉnh Chiết Giang đã trở thành cơ quan đầu tiên tổ chức hội nghị thượng đỉnh blockchain quốc tế. Trong bài phát biểu quan trọng tại sự kiện, Zhang Feng, kỹ sư trưởng của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, cho biết Trung Quốc sẽ tìm cách thành lập một ủy ban quốc gia về các tiêu chuẩn blockchain và ưu tiên nghiên cứu phát triển các ứng dụng.
“Tôi lo lắng rằng mọi người đã oversold blockchain như một phương thuốc kỳ diệu“, James Andrew Lewis, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết.
Mu Rongping, giám đốc trung tâm nghiên cứu đổi mới và phát triển tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết blockchain có khả năng trở thành một tính năng chính trong quản trị tương lai của Trung Quốc.
“Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa quản trị trong hai thập kỷ qua – từ việc số hóa thông tin đến việc sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo“, ông nói.
“Tiềm năng sử dụng các công nghệ mới là rất lớn, như trong các lĩnh vực an ninh công cộng, giao thông công cộng, điều tra tội phạm và các chiến dịch chống tham nhũng.”
“Nếu được chứng minh là công nghệ đáng tin cậy, việc tích hợp quản trị và công nghệ bằng blockchain là một điều khá dễ dàng.”
Trung Quốc trừng phạt tiền điện tử
Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc trong giai đoạn 2016 – 2020 nhấn mạnh vai trò của trí tuệ nhân tạo và blockchain trong việc phát triển lợi thế công nghệ chiến lược của đất nước.
Mặc dù Bắc Kinh đã triệt phá việc khai thác và giao dịch tiền điện tử, nhưng chưa bao giờ cấm công nghệ blockchain. Hơn nữa, chính quyền địa phương đã thiết lập các khu công nghiệp để thu hút các startup blockchain, nhằm hưởng ứng lời kêu gọi đổi mới.
Chen Jing, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học, Công nghệ và Chiến lược Fengyun có trụ sở tại Bắc Kinh nói rằng blockchain là một khái niệm phức tạp nhưng các chuyên gia đang cố gắng giúp các quan chức hiểu được lợi ích của nó.
“Chi tiết về công nghệ có thể phức tạp, nhưng những người trong cuộc và các chuyên gia kinh doanh đã nỗ lực giáo dục các quan chức chính phủ ở nhiều cấp độ khác nhau trong nhiều năm. Đây là một hệ thống phi tập trung, minh bạch, bất biến, không khó hiểu“, ông nói.
“Trong khi các quan chức mong muốn nắm bắt sự đổi mới và các công ty đang muốn nghiên cứu các giải pháp để đáp ứng nhu cầu của chính phủ, các ứng dụng sẽ ngày càng mở rộng hơn trong quản trị trong những năm tới nếu công nghệ này trở nên đáng tin cậy.”
Trung Quốc nhanh chóng dập tắt “cơn sốt” blockchain trong khi thẳng tay đàn áp giao dịch tiền điện tử
Vào tháng 1, hơn 500 dự án blockchain đã được đăng ký với Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc, yêu cầu mọi tổ chức làm việc với công nghệ này phải đăng ký dự án để giám sát.
Trong số các dự án đã đăng ký, hầu hết đều liên quan đến các ứng dụng tài chính như tài chính thương mại, quản lý tài sản và thanh toán xuyên biên giới.
Ba gã khổng lồ công nghệ là Baidu, Alibaba – thuộc sở hữu của South China Morning Post – và Tencent đứng sau nhiều dự án, mặc dù cũng có nhiều sáng kiến và kế hoạch do chính phủ lãnh đạo trong các lĩnh vực từ truyền thông đến phát triển đất đai.
Trung Quốc cũng đã áp dụng blockchain trong việc xây dựng Khu vực mới Xiongan – từ vùng đồng bằng hẻo lánh ở tỉnh phía bắc Hà Bắc, hiện Xiongan đang là thành phố mơ ước của Tập Cận Bình. Theo trang web của Tập đoàn Xiongan, blockchain là “một cơ sở hạ tầng quan trọng của khu vực”.
Kể từ cuối năm 2017, blockchain đã được sử dụng trong trồng rừng, một trung tâm dịch vụ công cộng, xây dựng đường ngập lụt và một số dự án khác.
Các quan chức Xiongan không có ý kiến gì về các ứng dụng blockchain mới nhất.
Các công tố viên của Trung Quốc đã sử dụng công nghệ blockchain để phát triển nền tảng e-proof cloud của họ vào năm 2017. Trong một bài báo gần đây trên Procuratorial Daily, Cai Xin, từ Viện kiểm sát nhân dân Hồ Bắc cho biết nó được sử dụng để xác minh quá trình lấy bằng chứng điện tử và lưu trữ.
Zeng Liaoyuan, phó giáo sư kỹ thuật thông tin và truyền thông tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, cho biết việc áp dụng blockchain cho quản trị vẫn còn ở giai đoạn đầu.
“Việc chính phủ đầu tư vào các ứng dụng quản trị luôn bị hạn chế“, ông nói. “Tuy nhiên, bài phát biểu từ leader hàng đầu sẽ thúc đẩy sự quan tâm trong khu vực cũng như thúc đẩy thị trường tiềm năng trị giá hàng nghìn tỷ nhân dân tệ“, ông nói.
Blockchain có thể được sử dụng để chống tham nhũng, dễ dàng lưu giữ bằng chứng và truy tìm nguồn gốc của các giao dịch, tất cả chúng sẽ được sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh, tài chính của Trung Quốc, ông bổ sung.
“Đảng và nhà nước dường như quyết tâm đưa ra các điều khoản trước khi công nghệ này trở nên phổ biến hơn”
Sourabh Gupta, một chuyên gia chính sách của Viện Nghiên cứu Trung – Mỹ, một nhóm chuyên gia tư duy độc lập ở Washington, cho biết động lực cơ bản của việc nắm giữ blockchain của đảng là “tiến về phía trước – không bị tụt hậu – đường cong pháp lý”.
“Đảng và nhà nước dường như quyết tâm đưa ra các điều khoản tham gia trước khi công nghệ này trở nên phổ biến hơn trên thị trường công khai và tư nhân“, ông nói.
Tuy nhiên, vai trò của chính phủ Trung Quốc sẽ không chỉ giới hạn trong việc mở rộng phạm vi quy định. Nhà nước sẽ là nguồn cung cấp tích cực của công nghệ blockchain trong các hệ thống quản trị.
Việc Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ blockchain sẽ dẫn đến gian lận và sự đầu cơ
Daniel Castro, phó chủ tịch của Quỹ đổi mới và công nghệ thông tin ở Washington, cho biết việc đổi mới quản trị sẽ giúp Tập Cận Bình kiểm soát Trung Quốc nhiều hơn.
“Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập chắc chắn đã khiến nhiều người gặp rắc rối. Dù có chủ ý hay không, chiến dịch cũng đã có tác động ít nhiều đến sự tập trung quyền lực nhà nước. Thông thường, blockchain có tác dụng ngược lại – công nghệ thường được sử dụng để làm giảm sức mạnh của nhân tố cốt lõi và trao quyền cho người dùng”, ông nói.
“Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc phát triển cơ sở hạ tầng blockchain quốc gia có thể làm mất đi quyền lực của các cơ quan chính phủ và các nhà quản lý.”
Ví dụ, sử dụng blockchain có thể làm giảm tham nhũng trong các cơ quan thuế địa phương hoặc cơ quan cung cấp các khoản thanh toán khác nhau của chính phủ, vì hồ sơ của họ sẽ chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ hơn, Castro nói.
Sự giám sát đó chuyển quyền lực ra khỏi các quan chức, những người trước đây có quyền tự quyết định, thường là điều kiện tiên quyết cho tham nhũng, ông nói.
Trước đây, các chính sách chính thức từng bị lật đổ, nhưng blockchain và hồ sơ có tính minh bạch và bất biến, thực tiễn phải phù hợp với chính sách, Castro nói.
“Vì vậy, việc sử dụng blockchain để chống tham nhũng là hoàn toàn hợp lý, vì điều này sẽ gián tiếp mang lại cho Tập Cận Bình quyền kiểm soát nhà nước hành chính.”
Theo một báo cáo được công bố vào tháng 1 bởi China Science Daily, các cơ quan thực thi pháp luật của quốc gia này và các đơn vị tình báo đã sử dụng công nghệ blockchain để ngăn chặn rò rỉ tin tức.
“Từ các đầu mối dữ liệu trong các hệ thống quản trị điện tử, chúng tôi đưa ra phán đoán về việc liệu niềm tin của một đảng viên có bị phai nhạt hay không hoặc anh ta có còn nhiệt huyết trong công việc hay không“, Fang Fangyun, một nhà nghiên cứu tại viện máy tính thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết.
Theo báo cáo, ông đã tham gia nghiên cứu việc sử dụng công nghệ thông tin trong kỷ luật và giám sát của đảng từ năm 2009.
Nhưng James Andrew Lewis, phó chủ tịch cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, cho biết việc triển khai công nghệ blockchain sẽ gặp vấn đề.
“Về lý thuyết, khi sử dụng blcokchain, bạn đã phân phối các sổ cái khiến cho việc gian lận trở nên khó khăn hơn rất nhiều“, ông nói.
“Điều này hoàn toàn đúng, nhưng nó phụ thuộc vào việc thực hiện và rất khó để có thể chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế lớn như Trung Quốc – bạn có thể tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước lớn và các dự án công khai lớn để bắt đầu.”
“Tôi lo lắng rằng mọi người đã oversold blockchain như một phương thuốc kỳ diệu“, ông nói.
Liệu Trung Quốc có kế hoạch ra mắt một loại tiền tệ kỹ thuật số vào mùa thu này hay không?
Steve Tsang, giám đốc Viện SOAS Trung Quốc tại Đại học London, cho biết mặc dù Tập Cận Bình rất muốn áp dụng blockchain, nhưng có thể ông sẽ phải đối mặt với một số tranh chấp giữa các quan chức cấp thấp.
“Chủ tịch Tập Cận Bình muốn sử dụng công nghệ blockchain để thắt chặt sự kiểm soát của đảng và chính phủ, bao gồm chống tham nhũng và cải chính đảng“, ông nói.
“Tuy nhiên, tôi cho rằng những người còn lại sẽ không đồng tình với điều này và các leader khác có thể cố gắng làm chậm quá trình hoặc tránh làm điều đó càng lâu càng tốt.”
“Nếu chiến dịch chống tham nhũng được thực hiện trên AI và blockchain, sẽ không thể tìm ra những kẻ tham nhũng cụ thể, hạ gục chúng một cách nhanh gọn. Tôi thấy trong trường hợp này, rất khó để đưa các suy luận logic vào công nghệ này.”
“Không có sự minh bạch đầy đủ và không có trách nhiệm dân chủ, nguy cơ lạm dụng các công nghệ như vậy là rất cao”, ông nói.
- Liệu có phải quy định của Hoa Kỳ là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng “pump Tập Cận Bình”?
- Các coin Trung Quốc đồng loạt bay vài chục đến hơn một trăm phần trăm sau câu nói của Chủ tịch Tập Cận Bình
Thùy Ngân
Tạp chí Bitcoin | Scmp