Vậy là chúng ta đã bước sang năm 2022 và các ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng truyền thống vẫn tồn tại bất chấp những dự đoán đầy đe dọa của những người đam mê tiền điện tử trong nhiều thập kỷ. Hồi kết duy nhất xảy ra là Vitalik Buterin đã công bố roadmap Ethereum 2.0 mới vào cuối năm ngoái.
Mặc dù với roadmap này, ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ thay đổi theo hướng tốt hơn nhưng năm 2021 rõ ràng cho chúng ta thấy rằng tiền điện tử không thể phá hủy hoặc làm sụp đổ các ngân hàng trung ương, cũng giống như ngân hàng truyền thống không thể giết chết tiền điện tử. Tại sao?
Công bằng mà nói, cuộc chiến giữa hai bên tàn khốc ngang nhau. Nhiều người đam mê tiền điện tử đã gào lên về ngày tận thế sắp tới của các hệ thống tài chính trên thế giới và mô tả một tương lai tiền điện tử tươi sáng phía trước khi có thể mua mọi mặt hàng bằng Bitcoin. Mặt khác, các chủ ngân hàng vội vã bảo vệ vai trò truyền thống của hệ thống ngân hàng, cáo buộc công nghệ blockchain có hiệu suất thấp và thiếu tuân thủ.
Đáng tiếc là cả hai bên đều không thể dự đoán chính xác.
Cuộc chơi bất phân thắng bại
May mắn thay, cả tiền điện tử và ngân hàng truyền thống đều không bị phá hủy, mặc dù họ mong muốn điều đó xảy ra với đối phương. Mặt khác, các dự án crypto lớn có xu hướng tích hợp chặt chẽ với ngân hàng. Sàn giao dịch Kraken có trụ sở tại Hoa Kỳ đã nhận được giấy phép ngân hàng và quy trình IPO trên Coinbase, tự khẳng định đây là cuộc chơi 100% theo các quy tắc của hệ thống ngân hàng/tài chính. Hầu hết các dự án hàng đầu sử dụng dịch vụ của chỉ một vài ngân hàng: Signature, SilverGate, Bank Frick – tập trung giải quyết và áp đặt các nguyên tắc ngân hàng để làm việc với tiền điện tử.
Ngoài ra, cộng đồng ngân hàng tạo hệ sinh thái nội bộ cho các dự án tiền điện tử. Visa giới thiệu dịch vụ tư vấn để giúp các đối tác điều hướng trong thế giới crypto. Amazon Web Services (AWS) muốn “trở thành AWS của tiền điện tử”. Thụy Sĩ đề xuất nhiều dịch vụ ngân hàng để làm việc với loại tài sản mới nổi này. SolarisBank thậm chí còn cung cấp API cho các dự án tiền kỹ thuật số. Các ngân hàng và sàn giao dịch lớn nhất của Mỹ sẽ giới thiệu các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử. Ở El Salvador, Bitcoin được công nhận là một phương tiện thanh toán, điều này về mặt lý thuyết ngụ ý rằng các tổ chức tài chính quốc tế cần sẵn sàng cho việc thanh toán bằng Bitcoin với El Salvador.
Điều gì đã ngăn chặn tiền điện tử hủy hoại các ngân hàng?
Chính là con người. Trong suốt toàn bộ lịch sử của loài người, rất nhiều công nghệ mới không thể thoát tầm mắt của các cơ quan nhà nước, thông qua trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát các tập đoàn. Đài phát thanh, ti vi, internet, mạng xã hội – tất cả đều bắt đầu với ý tưởng phổ biến thông tin miễn phí và cuối cùng đều lâm vào cảnh bị kiểm soát toàn diện. Câu chuyện tương tự hiện đang xảy ra với blockchain và không có khả năng điều này sẽ thay đổi trong tương lai.
10 công nghệ hàng đầu được 100 tổ chức hàng đầu sử dụng | Nguồn: BlockData
Thông thường, mọi người cố gắng phóng đại rủi ro và giảm khả năng đạt được kết quả tốt. Đó là lý do đã hạn chế mọi người chấp nhận tiền điện tử. Nhưng lối suy nghĩ này lại chính là một phần của bản chất con người.
Tuy nhiên, tại sao tập trung hóa lại đánh bại phân cấp? Sau một thời gian, các chính phủ trên thế giới dần hiểu được rằng công nghệ blockchain không chỉ là một vấn đề mà còn là một công cụ mạnh mẽ để đạt được các lợi ích chính trị. Vì vậy, blockchain ban đầu được thiết kế như một công cụ tự do mạnh mẽ nhưng lại được triển khai hoàn toàn ngược lại, biến thành một công cụ để kiểm soát tiền đến mức trước đây không thể tưởng tượng được. Giống như công nghệ hạt nhân – con người sử dụng nó cho cả mục đích hòa bình và quân sự, blockchain cũng chứa đựng cả hai mặt có lợi và gây hại.
Lùi một bước nhưng tiến mười bước
Thoạt nhìn, tiền điện tử phải lùi lại một bước trước các quy định “diều hâu”. Đổi lại, nó được công nhận, phân phối rộng rãi và có số lượng người dùng đáng kể trên khắp thế giới. Đây dường như là một phần thưởng công bằng và một chiến thắng cho những người đã dự đoán tình trạng sụp đổ sắp xảy ra.
Sự phát triển đáng kể của các công nghệ Regtech liên quan (được thiết kế để tăng tốc quy trình tuân thủ và mọi hình thức kiểm tra tiềm năng) đã thôi thúc tài chính truyền thống chấp nhận tiền điện tử. Việc các dự án này có các giải pháp thực hiện KYC/AML (Xác minh danh tính/ Chống rửa tiền) cho thấy phản ứng của tiền điện tử đối với ngân hàng: một số công ty như Chainalysis, Onfido có thể xây dựng hoạt động KYC hiệu quả hơn trong khi vẫn duy trì tính hợp pháp đầy đủ của các quy trình.
Các startup mới thành lập không thể đi theo con đường tuân thủ hiệu quả thấp trong các ngân hàng. Đây là một lỗi trong hầu hết mọi quy trình. Tuy nhiên, để tiến hành kinh doanh trong một lĩnh vực hợp pháp, họ đã tự mình tuân thủ nhưng hiệu quả hơn.
Nhận thức về CBDC | Nguồn: Visa
Ở một phương diện khác, liệu CBDC có phá hủy tiền điện tử không? Thay vì cứ mãi bàn về khả năng phá hủy của các tài sản, chúng ta nên nghĩ về những tiềm năng trong tương lai. Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) có nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề về khả năng tương tác. Với việc các CBDC được phát hành ở các quốc gia khác nhau thiếu khả năng tương thích, chuyển đổi qua lại giữa chúng sẽ không hề đơn giản. Cùng với đó là sự chậm chạp của nhiều quy trình liên quan đến chính phủ, nên khó có thể sớm tìm được một giải pháp hiệu quả giải quyết tất cả một cách nhanh chóng.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Elon Musk chỉ trích tính năng ảnh đại diện NFT của Twitter là lãng phí tài nguyên
- Mỹ có kế hoạch lớn cho tiền điện tử giữa lúc thị trường suy thoái
- Thợ đào Bitcoin chi tiêu phần thưởng khối $1,8 triệu từ năm 2010 khi giá BTC giảm sâu
Đình Đình
Theo Cointelegraph