Theo một báo cáo từ phương tiện truyền thông Trung Quốc, 21jingji đã thông báo về 5 sàn giao dịch được thêm vào sandbox của Hồng Kông.
Mặc dù các quy định về tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử ở Hồng Kông ít nghiêm ngặt hơn Trung Quốc, nhưng vẫn nghiêm ngặt hơn Nhật Bản, Hoa Kỳ và Singapore.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2018, Ủy ban Chứng khoán Hồng Kông (SFC) đã ban hành các quy định mới về đầu tư tài sản ảo và đề xuất bổ sung nó vào sandbox trước khi cấp phép – điều khiến nhiều sàn giao dịch ở Hồng Kông gặp khó khăn.
Quy định này có tên là “Tuyên bố về khuôn khổ pháp lý cho các công ty quản lý, các nhà phân phối quỹ và các nhà điều hành nền tảng giao dịch của danh mục tài sản ảo”. “Khuôn khổ pháp lý” này hướng tới các nhà khai thác, những người sẵn sàng tuân theo các tiêu chuẩn, chấp hành nghiêm ngặt, giúp phân biệt giữa các nhà khai thác có giấy phép với những người không có ý định xin cấp phép.
Chi tiết về khuôn khổ pháp lý
Để trở thành nền tảng được cấp phép cần thực hiện 3 bước:
- Thứ nhất, Ủy ban Quản lý Chứng khoán Hồng Kông không cấp giấy phép cho sàn giao dịch chưa thông qua các quy định tiêu chuẩn như yêu cầu về tài chính, hoạt động thực tế, chống rửa tiền và chống khủng bố.
- Thứ hai, dựa trên hiệu suất của các nền tảng này trong sandbox, CSRC sẽ đưa ra phán quyết để xem liệu chúng có phù hợp với sự giám sát hay không, rồi sau đó mới cấp giấy phép.
- Cuối cùng, các nền tảng này cần báo cáo, được theo dõi và xem xét thường xuyên để có những biện pháp kiểm soát nội bộ nghiêm ngặt dưới sự giám sát chặt chẽ của CSRC.
Trước đó, các sàn giao dịch khổng lồ ở Trung Quốc đã chuyển đến Hồng Kông sau khi rút khỏi đại lục. Một số nền tảng nổi tiếng như Huobi và OKEx vẫn chưa có mặt trong danh sách. “Khuôn khổ pháp lý” cũng đã tuyên bố rằng mặc dù một số sàn nền tảng lớn nhất thế giới đang được vận hành ở Hồng Kông, nhưng chúng không được quy định bởi SFC hay bất kỳ cơ quan quản lý nào khác.
Gao Han, người sáng lập sàn giao dịch HKbitEX (Sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số Hồng Kông) đang xin cấp phép. SFC đã đề xuất các điều kiện sau để sàn giao dịch được cấp phép:
Thứ nhất, nơi đăng ký hợp pháp của sàn giao dịch phải ở Hồng Kông, để người dân địa phương và người có tài sản ở Hồng Kông có thể giao dịch và phải được SFC giám sát. Nhiều công ty giao dịch tại Hồng Kông, nhưng trên thực tế, họ không không đủ điều kiện đăng ký và không có văn phòng tại Hồng Kông. Điều đó khiến nhiều sàn giao dịch lớn không được cấp phép.
Thứ hai, trụ sở chính và quyền quyết định của công ty phải ở Hồng Kông. Nếu một giám đốc điều hành đăng ký công ty ở Hồng Kông nhưng lại hoạt động ở Bắc Kinh, thì nó cũng không tuân thủ và cũng không được cấp phép.
Tại Hồng Kông, một sàn giao dịch cần có sự ổn định tài chính để giải quyết các rủi ro như trộm cắp hoặc hack. Và các sàn giao dịch này cần đảm bảo 100% cho các tài sản crypto online (ví nóng) và 95% cho tài sản crypto offline (ví lạnh).
Hơn nữa, SFC cũng sẽ kiểm tra xem các cổ đông của sàn giao dịch có vi phạm trong các tổ chức tài chính truyền thống hoặc trong tài sản kỹ thuật số hay không. Ngoài ra còn có các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu bảo hiểm tài sản nhà đầu tư và báo cáo tiêu chuẩn kiểm tra quản lý từ bên thứ ba.
Sàn giao dịch Fex đã áp dụng giấy phép cho đến nay
Hiện tại, không có nhiều công ty xin cấp phép và Ủy ban quản lý chứng khoán Hồng Kông vẫn chưa đưa ra shortlist. Ngoài 5 sàn giao dịch trên, có một báo cáo cho biết một công ty từ sàn giao dịch Hồng Kông HashKey Group cũng đang áp dụng giấy phép.
Tập đoàn công nghệ cổ phiếu BC Hồng Kông (00863.HK) cũng đã tuyên bố vào tháng 11 năm ngoái rằng họ sắp nộp đơn xin cấp phép.
- COO sàn OKEx Andy Cheung từ chức để ra ngoài mở Viện tư vấn blockchain Bitwork tại Hồng Kông
- Học viện Ngân hàng Hồng Kông bổ sung thêm 6 ngân hàng ảo
Thùy Ngân
Theo Azcoin News