Ngân hàng Litva tuyên bố rằng họ đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu dự án blockchain có tên LBChain. Hiện Ngân hàng Trung ương đã có kế hoạch triển khai nền tảng này vào cuối năm 2020 và mở rộng phạm vi sử dụng ra ngoài lĩnh vực tài chính.
Ngân hàng Litva hướng tới việc mở rộng phạm vi tiếp cận blockchain ra ngoài lĩnh vực tài chính
Đầu tuần này, Ngân hàng Trung ương Litva đã hoàn thành xong giai đoạn thứ ba và cuối cùng của dự án LBChain. Trong ba giai đoạn, ngân hàng đã phát triển một sandbox (môi trường để chạy phần mềm thử nghiệm) độc nhất kết hợp với cơ sở hạ tầng công nghệ và quy củ.
Hiện tại, ngân hàng đã sẵn sàng để phát triển Litva Chain (LTChain). Blockchain này là một nền tảng sẽ ngay lập tức được sử dụng trong các lĩnh vực năng lượng, chăm sóc sức khỏe và giao thông của đất nước này. Ngân hàng sẽ hợp tác với các cơ quan Chính phủ khác và thu hút các startup từ những lĩnh vực đã được đề cập.
Giám đốc dự án LBChain, ông Andrius Adamonis giải thích:
“LBChain đã chứng minh được tiềm năng to lớn của nó. Nó là cái nôi của công nghệ tương lai, mang đến cơ hội tạo ra các giải pháp tiên tiến nhất. Nền tảng này đã được thử nghiệm bởi những người tham gia thị trường tài chính, nó cũng có thể được áp dụng trong các lĩnh vực như năng lượng hay chăm sóc sức khỏe.”
Theo Adamonis, bước tiếp theo là tiến tới giai đoạn sản xuất và cung cấp giải pháp blockchain cho người tiêu dùng.
Trong các giai đoạn phát triển, nền tảng này đã được sử dụng bởi 11 công ty công nghệ – tài chính từ 8 quốc gia. Nó đã được thử nghiệm trong 12 sản phẩm và dịch vụ tài chính. Các nhà phát triển cũng lưu ý rằng hầu hết các thử nghiệm đã được thực hiện từ xa.
Nền tảng LBChain sử dụng cơ sở hạ tầng cung cấp bởi Hyperledger Fabric và R3’s Corda. Giải pháp được phát triển bởi IBM Polska và TietoEVRY. Gã khổng lồ trong ngành dịch vụ chuyên nghiệp là Deloitte cũng đã tham gia phát triển và thử nghiệm LBChain.
Ngân hàng Trung ương Litva nói rằng LBChain là nền tảng blockchain đầu tiên trên thế giới được phát triển bởi một cơ quan quản lý thị trường tài chính. Ngân hàng đã phát triển nó trong hai năm. Giai đoạn đầu tiên tập trung vào việc tạo ra khái niệm. Nguyên mẫu đã được thử nghiệm trong giai đoạn thứ hai, trong khi giai đoạn cuối tập trung vào phát triển và thử nghiệm cuối cùng.
Các chức năng chính bao gồm phát hành trái phiếu và báo cáo theo quy định
Trong ba giai đoạn phát triển và thử nghiệm, những người tham gia sandbox đã sử dụng nền tảng cho các chức năng và mục đích sử dụng khác nhau. Một startup đã sử dụng LBChain cho một giải pháp báo cáo theo quy định. Một công ty khác tận dụng công nghệ để phát hành trái phiếu xanh.
Các ví dụ khác về các giải pháp được thử nghiệm liên quan đến hệ thống KYC tuân theo AML, hợp đồng thông minh để bao thanh toán, thanh toán xuyên biên giới, nền tảng giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết, token thanh toán và nền tảng gây quỹ cộng đồng, và một số những thứ khác.
Adamonis cho biết dự án đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích hợp tác với các tổ chức giáo dục và mở rộng khả năng công nghệ của Ngân hàng Trung ương với sự trợ giúp của blockchain. Trong tương lai, Ngân hàng Trung ương Litva dự định thu hút thêm nhiều startup từ nước ngoài để cải thiện hợp tác giữa khu vực công và tư nhân.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương sẽ không thể giúp Nhân dân tệ đánh bại đô la Mỹ và trở thành tiền tệ dự trữ toàn cầu
- Cung tiền của Ngân hàng Trung ương thuộc khối OECD sẽ tăng 70% trong năm 2020, cơ hội cho Bitcoin?