Biểu đồ nến được phát minh vào thế kỷ 18 bởi một thương gia bán gạo người Nhật, và cho đến giờ biểu đồ này đang được sử dụng phổ biến nhất, trong chứng khoán, forex lẫn thị trường tiền điện tử hiện tại.
Biết cách đọc đồ thị nến cũng là một là một công cụ hữu ích giúp các trader phân tích được động thái giá cả cũng như cảm xúc của nhà đầu tư.
Mặc dù nhà báo lừng danh Charles Dow đã hiện đại hóa đồ thị nến vào cuối những năm 1800 thì nguyên tắc cốt lõi của biểu đồ này vẫn còn nguyên vẹn đến tận ngày nay. Các nhà phân tích kỹ thuật xưa và nay đều công nhận rằng động thái giá cả còn quan trọng hơn cả thu nhập, nguồn tin tức hay bất cứ nguyên tắc cơ bản nào khác.
Nói tóm lại, biểu đồ nến phản ánh tất cả các thông tin chính xác về giá cả.
Biểu đồ nến là gì?
Biểu đồ nến tượng trưng cho hoạt động giá cả của một tài sản trong một khung thời gian cụ thể, thông qua bốn yếu tố chính: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất, giá cao nhất.
Giá mở cửa: Là mức giá giao dịch mua, bán đầu tiên trong phiên giao dịch.
Giá đóng cửa: Là mức giá giao dịch mua, bán cuối cùng trong phiên giao dịch đó là phiên chốt giá. Đây là mức giá có ý nghĩa quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kĩ thuật.
Giá thấp nhất: Là mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
Giá cao nhất: Là mức giá cao nhất trong phiên giao dịch.
Như hình trên, biểu đồ nến tiêu chuẩn gồm 2 phần: thân nến và bóng nến. Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì được gọi là nến tăng (màu xanh) còn ngược lại giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa được gọi là nến giảm (màu đỏ). Ngoài ra bạn còn cần chú ý đến bóng nến, phần trên cùng (CAO) sẽ là giá cao nhất, ngược lại phần bóng nến (THẤP) là phần giá thấp nhất.
Các nhà giao dịch tiền điện tử có xu hướng tận dụng lợi thế biến động thị trường vốn có bằng cách sử dụng biểu đồ trên khung thời gian trong ngày. Mỗi biểu đồ nến thường đại diện cho một, hai, bốn hoặc 12 giờ. (Một nhà giao dịch dài hạn có thể chọn quan sát các cột nến đại diện cho một ngày, một tuần hoặc một tháng)
Các dạng biểu đồ nến thông dụng
Biều đồ nến luôn biến đổi hình dạng trong thị trường tiền điện tử đầy biến động.
Ví dụ, nếu biểu đồ nến trong 2 giờ mở với giá 10 USD và nhảy lên 13 USD một giờ sau đó, hình dạng của biểu đồ sẽ thay đổi đáng kể từ giá mở cửa.
Nhưng các nhà giao dịch cũng đã nhận thấy các biểu đồ nến tương tự xảy ra ở cùng một giai đoạn của xu hướng giá, bất kể những gì đang được giao dịch: xu hướng có thể đảo ngược, tiếp tục diễn ra hoặc khi tâm lý thị trường lên đỉnh điểm.
Ba trong số các biểu đồ nến hữu ích nhất để xác định xu hướng thay đổi tiềm năng hoặc để đo tâm lý thị trường là “doji”, “hammer” và “shooting star”.
Doji là một ví dụ điển hình về việc người ta cho rằng biểu đồ nến đại diện cho cảm xúc của con người hoặc cảm xúc của thị trường. Khi giá tài sản dao động theo cả hai hướng trước khi đóng gần mức giá mở cửa, rõ ràng thị trường đang do dự về giá trị thực của tài sản.
Doji cổ điển đại diện cho một thị trường thiếu quyết đoán bao gồm bấc dài bằng nhau và rất mỏng, nằm ở trung tâm. Hơn nữa, có một số biến thể của Doji, mà tín hiệu xu hướng cạn kiệt/xu hướng đảo ngược.
Sau khi thị trường giảm mạnh, biểu đồ nến Hammer xuất hiện báo hiệu sự thắng thế của áp lực mua. Giá đóng cửa bị đẩy lên sát với giá mở cửa cho thấy nhà đầu tư đã bắt đầu mua vào mạnh.
“Shooting star” xảy ra ở đỉnh của một xu hướng tăng khi các nhà đầu cơ tăng điểm để bắt đầu thời gian giao dịch, nhưng cuối cùng mất quyền kiểm soát khiến giá đóng cửa bị kéo xuống gần mức mở cửa.
Điều quan trọng cần lưu ý là biểu đồ nến trong khoảng thời gian càng dài, hiệu ứng của nó càng mạnh trên xu hướng bao quát.
Ví dụ, một biểu đồ nến trong khoảng một giờ có dạng “hammer” sẽ gần như không có tác động đến xu hướng giảm dài 6 tháng, trong khi nếu dạng “hammer” xuất hiện trên biểu đồ nến có thời gian 1 tuần, tác động đảo chiều của nó sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.
Xem thêm:
- 101 cách giao dịch tiền mã hóa: Những mô hình biểu đồ giá cơ bản
- 101 cách giao dịch tiền mã hóa: Tìm hiểu về chỉ báo MACD
Theo TapchiBitcoin.vn/coindesk