SCB 10X, chi nhánh đầu tư mạo hiểm của Ngân hàng Thương mại Siam (Siam Commercial Bank – SCB), cho biết họ đang chuẩn bị cho ngày tài chính phi tập trung (DeFi) thay thế ngân hàng truyền thống.
Mukaya Tai Panich – Giám đốc đầu tư và mạo hiểm của SCB
Mukaya Tai Panich, giám đốc đầu tư và mạo hiểm của SCB cho biết DeFi sở hữu mọi thứ tài chính truyền thống hiện có.
“Khi chúng tôi xem xét DeFi, chúng tôi nghĩ rằng có thể một ngày nào đó các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẽ bị sụp đổ hoàn toàn”.
Điều đó bao gồm tín dụng, cho vay, quản lý tài sản, bảo hiểm, giao dịch, phái sinh và môi giới, Panich lưu ý.
Trong kinh tế học, phi trung gian đề cập đến việc loại bỏ các trung gian khỏi chuỗi cung ứng, còn được gọi là cắt bỏ người trung gian, trong một tình huống nhất định.
DeFi đã được quảng cáo là sở hữu khả năng chiếm đoạt người trung gian tài chính thông qua việc sử dụng các hợp đồng thông minh để thực thi code điều chỉnh các quy tắc giữa hai đối tác sau khi các điều kiện cụ thể, chẳng hạn như thời gian, đã được đáp ứng.
Theo Panich, một cách mà ngân hàng đang chuẩn bị là tích cực đầu tư vào DeFi để đúc rút kinh nghiệm. Ngân hàng cũng đang tìm kiếm các đối tác phù hợp trong lĩnh vực này cũng như tích hợp DeFi vào lĩnh vực tài chính truyền thống.
“Chúng tôi muốn hợp tác với các giao thức DeFi để cùng nhau giải quyết các vấn đề trong tài chính truyền thống nhằm giảm chi phí vận hành, xử lý thanh toán theo thời gian thực, loại bỏ trung gian cũng như có mức độ minh bạch cao”.
Cuối cùng, Panich tin tưởng vào một tương lai nơi các công ty tài chính truyền thống hoạt động song song với các công ty phi tập trung hướng đến “cơ sở khách hàng khổng lồ” của công ty tài chính truyền thống.
Trong trường hợp đó, các công ty tài chính truyền thống sẽ tìm kiếm các hoạt động hướng tới khách hàng, chẳng hạn như thu hút khách hàng và cung cấp cho họ một “giao diện đơn giản, dễ hiểu và tích hợp”. Ngược lại, DeFi sẽ cung cấp năng lượng cho phần phụ trợ để giảm thời gian giao dịch và thanh toán, giảm chi phí và tăng tính minh bạch.
“Để điều này xảy ra, tôi nghĩ các công ty tài chính truyền thống như chúng tôi nên tích cực tìm hiểu, đầu tư và áp dụng DeFi. Đồng thời, các công ty DeFi nên tìm cách hợp tác với các công ty tài chính truyền thống để tận dụng thế mạnh của họ”.
Phát triển hơn nữa
Khi được hỏi về xu hướng trong lĩnh vực này, Panich nói rằng SCB hướng tới tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và khả năng tương tác chuỗi chéo (cross-chain) giữa các giao thức hiện có.
“Hiện tại, các blockchain khác nhau đang giải quyết các vấn đề cụ thể trong hệ sinh thái của riêng họ. Có rất nhiều sự kém hiệu quả vì các tài sản đang được sử dụng hầu hết trong hệ sinh thái và không thể được chuyển để sử dụng trong một blockchain khác một cách dễ dàng”.
DeFi thường gặp khó khăn trong việc làm cho các giao thức khác nhau giao tiếp với nhau do các ngôn ngữ lập trình khác nhau và các quy tắc đồng thuận khác nhau được sử dụng. Giải quyết những vấn đề đó sẽ cho phép sử dụng tài sản và thông tin hiệu quả hơn trên các blockchain khác nhau.
Vào tháng 2, Ngân hàng Thương mại Siam đã tung ra một quỹ trị giá 50 triệu đô la để đầu tư vào blockchain, tài sản kỹ thuật số và các startup DeFi với trọng tâm là các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng toàn cầu mà họ cho rằng sẽ giúp hình thành thế hệ dịch vụ tài chính tiếp theo.
“Đầu tư Pick and Shovel (*) luôn là một ý kiến hay. Các ứng dụng DeFi đã đổi mới rất nhanh trong năm ngoái và cơ sở hạ tầng hiện tại cần được nâng cấp để bắt kịp tất cả những đổi mới này”.
(*) Đầu tư vào các công ty cung cấp các dịch vụ hoặc công cụ cần thiết để tạo ra một sản phẩm, thay vì vào các công ty cung cấp chính sản phẩm cuối cùng.
- Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Thái Lan tham gia khai thác DeFi của Band Protocol
- Nhật Bản kêu gọi quy định cho không gian DeFi
Ông Giáo
Theo Coindesk