Đây là bài viết trên blog sàn giao dịch Binance với tiêu đề “Liquidation & Insurance Funds: How They Work and Why They Are Important to Crypto-Derivatives“, chúng tôi dịch lại nguyên văn để gửi đến các bạn, không thể hiện quan điểm của Tạp Chí Bitcoin.
Bài viết trước đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về cơ chế thanh lý (liquidation) và những kiến thức cơ bản về quỹ bảo hiểm (insurance fund). Trong phần tiếp theo này, tác giả sẽ phân tích tình trạng hiện tại của các quỹ bảo hiểm trên nhiều sàn giao dịch khác nhau. Theo đó, mô hình quỹ bảo hiểm của Binance Futures sẽ được so sánh và chỉ ra các điểm khác biệt. Cuối cùng, bài viết nhấn mạnh những yếu tố quan trọng về tình trạng của các quỹ bảo hiểm nói chung.
Phần 1: Tổng quan về quản lý rủi ro trong giao dịch margin tiền điện tử
Phân tích quỹ bảo hiểm của Binance Futures
Binance Futures là nền tảng phái sinh tiền điện tử phát triển nhanh nhất về khối lượng giao dịch, tự hào với quỹ bảo hiểm trị giá 11,5 triệu USD, tính đến ngày 13/1. Binance đã tự tài trợ phần lớn quỹ bảo hiểm của mình với vốn tăng trưởng đều đặn 15% từ 10 triệu USDT ban đầu.
Biểu đồ 1: Quỹ bảo hiểm của Binance bằng USDT (11/10/2019 đến 13/01/2020) | Nguồn: Binance Futures
Dưới đây là cách thức hoạt động của quỹ bảo hiểm Binance Futures:
Trong các điều kiện thị trường khác nhau, tình huống dưới đây được đặt ra để minh họa cách sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm ngăn chặn việc thanh lý tự động. Trader A và B đều đã tham gia vị trí long trên hợp đồng tương lai vĩnh viễn BTC/USDT với cùng một mức giá.
Các sự kiện sau đây diễn ra trên tài khoản của trader A:
- Trader A đặt lệnh long BTC/USDT ở mức 8,000 đô la, với giá thanh lý (liquidation price) là 7,700 đô la và giá phá sản (bankruptcy price) là 7,600 đô la.
- Khi giá BTC giảm dưới 7,700 đô la, trader A thực hiện thanh lý và công cụ thanh lý đặt lệnh bán ngay trên 7,600 đô la (giá phá sản).
- Lệnh thanh lý được điền ở mức 7,650 đô la, phí thanh lý 0.3% được tính cho trader A.
- Phí thanh lý được chuyển vào quỹ bảo hiểm.
Trong khi đó, các sự kiện sau đây xảy ra trên tài khoản của trader B:
- Trader B đặt lệnh long ở mức 8,000 đô la, với giá thanh lý là 7,700 đô la và giá phá sản là 7,600 đô la.
- Do biến động đột ngột, giá thị trường hiện ở mức 7,550 đô la, thấp hơn giá phá sản.
- Binance tiếp quản các vị trí còn lại từ vị trader phá sản có tài khoản vốn âm này.
- Thông qua quỹ bảo hiểm của mình, Binance sẽ bán dần trên thị trường.
- Công cụ thanh lý đặt lệnh bán ngay lập tức và điền lệnh ở mức 7,500 đô la.
- Vì trader B đã có vốn chủ sở hữu âm nên quỹ bảo hiểm của Binance Futures sẽ bù đắp thâm hụt. Kết quả là tránh được ADL (thanh lý tự động thanh toán nợ).
Sơ đồ 4: Minh họa về cách đóng góp của trader A đã ngăn chặn ADL cho trader B | Nguồn: Binance Futures
Trong trường hợp quỹ bảo hiểm không thể chấp nhận các vị trí thanh lý, nó sẽ tự động thanh toán nợ.
Tình trạng của các quỹ bảo hiểm trong ngành công nghiệp phái sinh tiền điện tử
BitMEX sở hữu một trong những quỹ bảo hiểm lớn nhất trong ngành, trị giá khoảng 280 triệu đô la. Năm 2019, quỹ tăng 62.8% từ 20,700 lên 33,700 XBT tính đến ngày 31/12. Trong quý cuối năm 2019, quỹ bảo hiểm BitMEX không bị suy giảm đáng kể lần nào, mặc dù giá BTC biến động gần đây.
BitMEX lập luận rằng cần phải có quỹ bảo hiểm lớn mạnh để bù đắp cho các khoản lỗ trong thời gian biến động cao. Tuy nhiên, quỹ của sàn đã thêm 730 BTC từ các lần thanh lý, tăng 2% vào ngày 22/11, khi giá BTC giảm hơn 15% trong 2 ngày. Trong hầu hết các trường hợp, dòng tiền ra của quỹ đều ở mức thấp hơn.
Mặc dù quỹ tăng trưởng đáng kể trong năm nhưng khối lượng giao dịch BitMEX không tăng tương ứng. Trên thực tế, khối lượng hàng tháng của sàn đã giảm liên tiếp kể từ tháng 7/2019. Thông thường, quỹ bảo hiểm tăng trưởng cùng với khối lượng giao dịch. Sự chênh lệch này đã dẫn đến những chỉ trích về các hoạt động thanh lý và quản lý rủi ro của BitMEX. Điều này cho thấy quỹ bảo hiểm đã đi quá xa mục đích ban đầu.
Biểu đồ 2: Thay đổi dòng tiền ròng hàng ngày của quỹ bảo hiểm BitMEX (12/10/2019 đến 13/01/2020) | Nguồn: Binance Futures
Kể từ khi thất bại trong việc thanh lý 500 triệu đô la, OKex đã xây dựng quỹ bảo hiểm của riêng mình để ngăn tình huống tương tự trong tương lai. Năm 2019, quỹ bảo hiểm Okex đã tăng hơn 1000% từ 156 lên 2000 BTC. Quá trình gia tăng theo cấp số nhân của quy mô quỹ tương ứng với sự tăng trưởng về khối lượng giao dịch. Trong quý vừa qua, quỹ đã mất một khoản đáng kể trong một lần với dòng tiền ra ròng 310 BTC, sau khi giao dịch hợp đồng tương lai BTC biến động.
Biểu đồ 3: Thay đổi dòng tiền ròng hàng ngày của quỹ bảo hiểm OKex (12/10/2019 đến 13/01/2020) | Nguồn: Binance Futures
Tương tự như OKex, quỹ bảo hiểm Huobi đã tăng gấp nhiều lần vào năm 2019. Quỹ này đã có dòng vốn ổn định kể từ tháng 11/2019. Điều này là nhờ vào thời gian giao dịch tạm lắng ở các thị trường BTC, nơi động thái giá giới hạn phạm vi ít ảnh hưởng đến giá thanh lý. Thông thường, độ biến động cao và trượt giá thường tác động đến thanh lý.
Biểu đồ 4 – Thay đổi dòng tiền ròng hàng ngày của quỹ bảo hiểm Huobi (12/10/2019 đến 13/01/2020) | Nguồn: Binance Futures
Quỹ bảo hiểm có thể đi xa hơn mục đích ban đầu không?
Các quỹ bảo hiểm có thể tăng trưởng mất kiểm soát, đặc biệt là khi các sàn giao dịch quá trừng phạt trader phá sản. Như đã giải thích trong Phần 1, các sàn giao dịch được khuyến khích thanh lý các vị trí tốt hơn giá thanh lý, do đó tạo ra dòng vốn lớn hơn chảy vào quỹ bảo hiểm. Mặc dù quỹ bảo hiểm quy mô lớn được thêm một lớp an toàn, nhưng quỹ bảo hiểm quá mức có thể là dấu hiệu của một cơ chế thanh lý vượt quá. Khi quỹ phát triển đến một quy mô đáng kể, một số sàn giao dịch có thể xem nó như một tài sản để kiếm tiền chứ không phải là cơ chế bảo vệ trader.
Biểu đồ 7 so sánh quy mô của quỹ bảo hiểm trên các sàn giao dịch khác nhau so với vị thế mở của nó. Trong tất cả, BitMEX có tỷ lệ quỹ bảo hiểm so với vị thế mở lớn nhất, chiếm khoảng 1/3 quy mô của vị thế mở. Con số này lớn gấp 3 lần OKex với quỹ chỉ bằng 1/10 quy mô của vị thế mở. Các quỹ bảo hiểm khác như Binance Futures có quy mô nhỏ hơn nhiều nhưng đã thực hiện được nhiệm vụ đáng khen ngợi trong việc bảo vệ các tài khoản phá sản của mình.
Mặc dù không có phạm vi lý tưởng cho số liệu này nhưng nhiều tỷ lệ cao cho thấy sàn giao dịch quá trừng phạt đối với các trader phá sản của nó. Ngược lại, bội số thấp thể hiện sàn giao dịch chưa thiết lập đủ các biện pháp bảo vệ tài chính để bảo vệ trader chống lại các biến động bất lợi của thị trường.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ quỹ bảo hiểm so với vị thế mở
Điều gì khiến cho quỹ bảo hiểm của Binance Futures tăng cường bảo vệ người dùng?
Không giống như các quỹ bảo hiểm khác, quỹ bảo hiểm của Binance Futures được sử dụng cho mục đích ban đầu. Quỹ chấp nhận rủi ro và các vị trí trong trường hợp thanh lý quy mô lớn để đảm bảo khách hàng tránh được ADL.
Trong nhiều lần kể từ khi thành lập, quỹ đã chịu tổn thất đáng kể để ngăn chặn ADL, dẫn đến dòng tiền ra ròng hơn 100.000 USDT (tham khảo biểu đồ 6). Trong quý vừa qua, quỹ bảo hiểm Binance Futures là một trong số ít quỹ đã nhiều lần chứng kiến những khoản chi đáng kể hơn 1%.
Gần đây nhất, quỹ đã chi 2% trong tuần đầu tiên của tháng 1. Điều này cho thấy quỹ bảo hiểm đã được sử dụng để bù đắp thâm hụt tài khoản bị thanh lý nhằm bảo vệ cả trader có lãi và thua lỗ.
Biểu đồ 6: Thay đổi ròng hàng ngày trong quỹ bảo hiểm của Binance Futures bằng USDT (11/10/2019 đến 13/01/2020) | Nguồn: Binance Futures
Trong khi khách hàng tỏ ra thất vọng với hệ thống mất ổn định giữa các sàn giao dịch khác chẳng hạn như quá tải, độ trễ, lạc hậu, ADL, thậm chí mất điện hoàn toàn thì Binance Futures đã thực hiện các sự kiện ADL zero kể từ ngày 13/1/2020.
Cách tiếp cận thân thiện với người dùng
Binance Futures đã và đang áp dụng cách tiếp cận thân thiện với người dùng. Quỹ bảo hiểm của sàn tích lũy đóng góp từ phí thanh lý thay vì vốn chủ sở hữu còn lại từ các trader phá sản. Với cách tiếp cận này, quỹ bảo hiểm của Binance sẽ tăng trưởng có kiểm soát và đồng thời cung cấp mức độ an toàn hợp lý cho người dùng.
Như vậy, các điểm nói trên đã chứng minh cho cả trader bán lẻ và tổ chức rằng Binance Futures là nền tảng ưa thích cho hợp đồng tương lai tiền điện tử.
Kết luận
Mặc dù các sàn giao dịch tiền điện tử không có cơ chế quản lý rủi ro mạnh mẽ và được thiết lập như các sàn truyền thống nhưng mô hình quỹ bảo hiểm cung cấp một mức độ đảm bảo hợp lý để bảo vệ người dùng. Không giống như sàn truyền thống, thị trường phái sinh crypto dựa vào trao đổi để tôn vinh thanh lý và bảo vệ người dùng. Do đó, điều quan trọng là duy trì quỹ với tính năng bảo vệ người dùng và sử dụng nó như dự định ban đầu.
Trong khi quỹ bảo hiểm quy mô lớn có thêm một lớp an toàn thì những quỹ quá lớn cho thấy hoạt động thanh lý quá mức. Do đó, quỹ bảo hiểm không được phép tăng trưởng không giới hạn và các sàn giao dịch phải giới hạn quy mô của nó. Cuối cùng, mục đích của quỹ bảo hiểm là để bảo vệ người dùng. Vì vậy, các sàn giao dịch phải đặt ra quy tắc rõ ràng về thanh lý để tránh bị thanh lý quá mạnh mẽ và ngăn chặn việc kiếm tiền từ quỹ bảo hiểm.
- Nhà phát triển Ethereum Foundation đưa ra đề xuất về quỹ bảo hiểm hợp đồng thông minh
- Quỹ bảo hiểm BitMEX liên tục phát triển, sở hữu 27,310 BTC