Khi thị trường DeFi đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, khó có thể định giá được chính xác tiềm năng của một dự án nào đó để có quyết định đầu tư chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên 7 yếu tố sau đây để đo lường giá trị nội tại của tài sản DeFi.
#1: Tổng giá trị đã lock (Total Value Locked – TVL)
Tổng giá trị đã lock (Total Value Locked – TVL) là tổng số tiền đã lock vào một giao thức DeFi. TVL còn có thể được hiểu là tất cả thanh khoản trong các nhóm thanh khoản của một thị trường tiền tệ nhất định. Ví dụ, trong trường hợp của Uniswap, TVL có nghĩa là số tiền mà các nhà cung cấp thanh khoản gửi vào giao thức.
TVL có thể là một điểm dữ liệu hữu ích cung cấp cho bạn ý tưởng về mối quan tâm chung đối với DeFi. TVL cũng có thể hiệu quả trong việc so sánh “thị phần” của các giao thức DeFi khác nhau. Điều này có thể đặc biệt hữu ích cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm các dự án DeFi được định giá thấp. Hơn nữa, TVL có thể được đo bằng các mệnh giá khác nhau. Ví dụ: TVL bị khóa trong các dự án Ethereum thường được đo bằng ETH hoặc USD.
#2: Tỷ lệ giá trên doanh số (Price-to-sales ratio – P/S ratio)
Đối với mô hình kinh doanh truyền thống, tỷ lệ giá trên doanh số (Price-to-sales ratio – P/S ratio) so sánh giá cổ phiếu của công ty với doanh thu của nó. Tỷ lệ này sau đó được sử dụng để xác định xem cổ phiếu được định giá thấp hay định giá quá cao.
Vì nhiều giao thức DeFi đã tạo ra doanh thu, nên một số liệu tương tự cũng có thể được sử dụng cho chúng. Vậy, làm thế nào để bạn có thể sử dụng nó? Bạn sẽ cần chia vốn hóa thị trường của giao thức cho doanh thu. Ý tưởng cơ bản là tỷ lệ này càng thấp, giao thức có thể bị định giá thấp hơn.
Hãy nhớ rằng đây không phải là cách xác định giá trị để tính toán. Nhưng nó có thể hữu ích trong việc cung cấp cho bạn một ý tưởng chung về mức độ công bằng của thị trường có thể định giá một dự án.
#3: Token supply (nguồn cung token) trên các sàn giao dịch
Đây là một chiến lược khác liên quan đến việc theo dõi nguồn cung token trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Khi người bán muốn bán token, họ thường làm như vậy trên các sàn giao dịch tập trung (CEX). Đồng nghĩa, ngày càng có nhiều tùy chọn dành cho người dùng trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) mà không yêu cầu sự tin tưởng vào một bên trung gian. Tuy nhiên, các điểm tập trung có xu hướng tự hào về tính thanh khoản cao hơn nhiều. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải chú ý đến nguồn cung token trên CEX.
Đây là một giả định đơn giản về nguồn cung token. Khi có một số lượng lớn token trên các sàn giao dịch, áp lực bán có thể cao hơn. Vì chủ sở hữu và cá voi không giữ tiền trong ví riêng, nên có thể họ đang tìm cách bán chúng.
Nhiều trader sẽ sử dụng tổng số holding của họ làm tài sản thế chấp để giao dịch ký quỹ hoặc hợp đồng tương lai. Vì vậy, việc gửi một số dư lớn đến một sàn giao dịch không nhất thiết có nghĩa là một đợt bán tháo lớn sắp xảy ra.
#4: Thay đổi số dư token trên các sàn giao dịch
Việc theo dõi nguồn cung token có thể hữu ích, nhưng chỉ nhìn vào số dư token có thể là không đủ bởi việc xem xét những thay đổi gần đây trong các số dư đó cũng giúp ích cho quyết định đầu tư của bạn. Thay đổi số dư token lớn trên các sàn giao dịch thường có thể báo hiệu sự gia tăng biến động.
Ví dụ: Hãy xét kịch bản ngược lại với những gì chúng ta vừa thảo luận về số dư token. Nếu các khoản nắm giữ lớn đang được rút khỏi CEX, điều đó có thể cho thấy rằng cá voi đang tích lũy token. Nếu họ muốn bán sớm, tại sao họ lại rút về ví của chính mình? Đây là cách giám sát các chuyển động của token có thể hữu ích.
#5: Số lượng địa chỉ duy nhất
Dù có những hạn chế riêng nhưng số lượng địa chỉ nắm giữ một coin hoặc token cụ thể ngày càng tăng đều đặn sẽ dẫn đến việc tăng mức sử dụng. Nhìn bề ngoài, có vẻ như nhiều địa chỉ hơn tương quan với nhiều người dùng hơn và sự chấp nhận ngày càng tăng.
Tuy nhiên, đây là một số liệu có thể chơi được. Thật dễ dàng để ai đó tạo ra hàng nghìn địa chỉ và phân phối tiền trên các địa chỉ đó, do đó tạo ấn tượng về việc sử dụng rộng rãi. Như với bất kỳ số liệu nào trong phân tích cơ bản, bạn nên đối chiếu số lượng địa chỉ duy nhất với các yếu tố khác.
#6: Mức độ sử dụng không đầu cơ
Nếu bạn đang chú ý đến một số token mà chỉ vì những lời hứa hẹn lợi nhuận điên cuồng, thì thực sự có hiệu quả hay không? Hay đây chỉ là khởi điểm cho những trò exit scam quá quen thuộc?
Hiểu được token đó được sử dụng để làm gì là rất quan trọng để tìm ra giá trị thực. Tốt nhất, bạn nên đo lường điều này bằng cách xem xét số lượng giao dịch không được thực hiện với mục đích đầu cơ. Điều đó có thể khó khăn, nhưng một khởi đầu tốt sẽ là xem xét các giao dịch chuyển tiền không diễn ra trên các sàn giao dịch phi tập trung hoặc tập trung. Mục đích ở đây là để kiểm tra xem mọi người có đang sử dụng token hay không.
#7: Tỷ lệ lạm phát
Một token với nguồn cung nhỏ! Đó có thật sự là một dấu hiệu thực sự tốt? Một số liệu quan trọng khác cần theo dõi là tỷ lệ lạm phát. Nguồn cung nhỏ hiện không đảm bảo nó sẽ nhỏ mãi mãi, đặc biệt nếu các token mới liên tục được minted. Một đặc tính đáng chú ý của Bitcoin là tỷ lệ lạm phát liên tục giảm, về mặt lý thuyết sẽ ngăn chặn việc giảm giá các đơn vị hiện có trong tương lai.
Điều đó không có nghĩa là mọi hệ thống đều mong muốn tái tạo sự khan hiếm của Bitcoin. Lạm phát tự nó không hẳn là xấu, nhưng quá nhiều có thể làm giảm miếng bánh của bạn. Không có tỷ lệ phần trăm được tiêu chuẩn hóa nào được coi là “tốt” hoặc “xấu”, vì vậy, nếu khôn ngoan, hãy tính đến con số khi xem xét các chỉ số khác.
Nếu bạn là một trader tiền điện tử kỳ cựu, bạn sẽ thấy những chỉ số trên thường được sử dụng trong phân tích cơ bản. Và những chỉ số này đặc biệt có lợi cho những quyết định đầu tư của bạn!
- Cơn sốt DeFi đẩy khối lượng Uniswap vượt qua Coinbase, mốt nhất thời hay xu hướng dài hạn?
- Các token DeFi giảm giá mạnh nhưng Doanh thu và TVL của dự án vẫn tăng trưởng, liệu sắp tới giá có đi theo?
Tiểu Long Nữ
Theo Binance Research